NGHỀ CA HÁT KHÔNG PHẢI LÀ NGHỀ TỪNG MƠ TỪ THỦA NHỎ
Tạ Minh Tâm sinh năm 1960 tại thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ngày còn bé, trong trí óc non nớt của Tạ Minh Tâm luôn là hình ảnh những cánh chim bay trên đồng lúa những lúc chiều về và anh đã từng nuôi mộng ước sau này khi trưởng thành, mình sẽ trở thành một phi công. Trong mắt thầy cô và bạn bè, hầu hết mọi người trong thời gian này chỉ biết Tạ Minh Tâm là một học sinh chăm chỉ và học giỏi. Đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), Tạ Minh Tâm vẫn là một cậu bé 15 tuổi chưa biết gì nhiều về âmnhạc. Thấy một người bạn gái tham gia đội múa trong ban văn nghệ Trường Phổ thông trung học Long Xuyên nên Tạ Minh Tâm muốn tỏ ra mình không kém nên cũng tham gia ban hợp xướng. Cô bé múa solo và Tạ Minh Tâm ấy thường cũng thể hiện mình bằng vai trò đơn ca. Tạ Minh Tâm về nhà tìm sách nhạc lý để tự học, tự tập hát và 6 tháng sau, anh đã được đứng vào đội ngũ đơn ca của nhà trường. Lần thử sức đầu tiên trong đời “ca sĩ” của Tạ Minh Tâm là Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc tại TPHCM năm 1977. Tạihội diễn này anh đã đoạt huy chương vàng đơn ca. Cũng từ đây, cuộc đời Tạ Minh Tâm bắt đầu bước sang một lối ngoặt và là khởi đầu cho hành trình đến với con đường nghệ thuật. Ước mơ làm phi công thời bé bỏng của Tạ MinhTâm bây giờ dường như đã dần chìm vào ký ức.
NHỮNG THỬ THÁCH TRÊN CON ĐƯỜNG CA HÁT
Sau khi đoạt huy chương vàng đơn ca của hội diễn, tiết mục của Tạ Minh Tâm còn được thu âm tại Đài Tiếng nói Việt Nam 2 (TPHCM). Ở đây, anh gặp nhạc sĩ Vũ Lê Phú và ông đã gợi ý anh thi vào Nhạc viện TPHCM. Ngay trong năm đó, Tạ Minh Tâm ghi danh dự khóa thi trung cấp thanh nhạc của Nhạc viện rồi trở về làm phóng viên cho Đài Phát thanh tỉnh An Giang. Không bao lâu sau, nhận giấy báo trúng tuyển, Tạ Minh Tâm lại phải từ giã thầy cô, bạn bè, gia đình, giã từ những kỷ niệm của thời thơ ấu để lên thành phố học tập trong sự kỳ vọng của mọi người. Đến học tại Nhạc viện TPHCM, mọi chuyện không suôn sẻ như anh tưởng. Ngoài chất giọng vốn có và tâm hồn sẵn sàng dành hết cho âm nhạc vẫn chưa đủ, Tạ Minh Tâm đã phải đối mặt với những môn học mới của một lớp trung cấp âm nhạc, đòi hỏi sự chuẩn bị trước với một thời gian nhất định như xướng âm, ghi âm, piano…
Nhất là chuyên môn thanh nhạc, cô giáo Mỹ An lắc đầu vì anh đã hát theo lối “quần chúng”, bản năng, có điều gần như cố tật khó sửa chữa. Lúc đó, Tạ Minh Tâm đã thật sự hoang mang và không biết bản thân mình có vượt qua được những khó khăn đó hay không? Tuy nhiên, với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Mỹ An, Tạ Minh Tâm một lần nữa lại phải quyết tâm, miệt mài rèn luyện, học tập để vượt qua chính mình. Những gì mà anh cố gắng đã không làm các thầy cô thất vọng. Năm thứ hai, anh như lột xác, bỏ lại những gì gọi là “quần chúng” để vào nề nếp khuôn khổ của Nhạc viện, tạo một tiền đề cơ bản cho việc tiến xa hơn trong tương lai và cũng từ thời điểm này anh là một trong những gương mặt xuất sắc trong khoa, được thầy cô và mọi người chú ý.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc xuất sắc, và là một học sinh triển vọng của khoa, năm 1983, khi đang học đại học năm thứ hai, Tạ Minh Tâm dự thi Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại TPHCM và đoạt giải nhất đơn ca, năm 1985 cũng tại hội diễn này anh cũng đoạt giải nhất. Năm 1986, được Nhạc viện TPHCM đề cử và được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin, anh lên đường dự Concours Tchaikovsky. Concours Tchaikovsky là một cuộc thi vượt quá khả năng nên sinh viên thanh nhạc Việt Nam chủ yếu đến để học tập. Vì vậy Tạ Minh Tâm đã không đoạt giải. Nhưng thời gian tập huấn tại Liên Xô trước cuộc thi, với sự hướng dẫn của các chuyên gia nước bạn và nhất là mục kích được những gì diễn ra trong cuộc thi, anh đã có cái nhìn tổng quan để có phương hướng phấn đấu và điều quan trọng là củng cố niềm đam mê cho một bộ môn nghệ thuật cần nhiều thời gian và sự khổ luyện. Năm 1986, tốt nghiệp đại học thanh nhạc hạng xuất sắc, Tạ Minh Tâm trở thành thành viên của dàn nhạc thính phòng Nhạc viện TPHCM, sau đó anh về làm giảng viên ở khoa Nhạc – Họa Trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM. Thời gian 1986 – 1995 là 10 năm khó khăn nhất trong cuộc đời nghệ thuật của anh. Tình hình hoạt động âm nhạc, học tập giảng dạy thanh nhạc không thoát khỏi tình hình chung của sinh hoạt âm nhạc thời đó. Có lúc, những ý tưởng bỏ nghề vụt qua trong anh, nhưng như một người sống vì “nghiệp” anh vẫn không xa rời cái nghề đã đồng hành cùng anh. Năm 1995, Tạ Minh Tâm quay lại Nhạc viện TPHCM học lớp cao học thanh nhạc đầu tiên. Năm 1996 anh khẳng định khả năng của mình trong lĩnh vực hát nhạc cổ điển khi chiếm được giải Giọng hát vàng ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Tốt nghiệp cao học thanh nhạc năm 1997 hạng xuất sắc. Cũng trong năm này, Tạ Minh Tâm lại vinh dự được dự Liên hoan tiếng hát Bình Nhưỡng, và anh đã mang về cho quê hương chiếc cúp vàng. Có thể nói năm 1997 là năm đỉnh cao sự nghiệp nghệ thuật của bản thân anh, và cũng từ đó anh xác lập cho mình một vị trí nhất định trong dòng nhạc cổ điển, opéra. Tháng 8-2000, Tạ Minh Tâm được đi tu nghiệp tại Canford Music School (Anh Quốc) và năm 2002, anh chính thức về giảng dạy tại Nhạc viện TP. Năm 2001, anh vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Hiện nay anh là phó chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Nhạc viện TPHCM.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp thanh nhạc xuất sắc, và là một học sinh triển vọng của khoa, năm 1983, khi đang học đại học năm thứ hai, Tạ Minh Tâm dự thi Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại TPHCM và đoạt giải nhất đơn ca, năm 1985 cũng tại hội diễn này anh cũng đoạt giải nhất. Năm 1986, được Nhạc viện TPHCM đề cử và được sự đồng ý của Bộ Văn hóa – Thông tin, anh lên đường dự Concours Tchaikovsky. Concours Tchaikovsky là một cuộc thi vượt quá khả năng nên sinh viên thanh nhạc Việt Nam chủ yếu đến để học tập. Vì vậy Tạ Minh Tâm đã không đoạt giải. Nhưng thời gian tập huấn tại Liên Xô trước cuộc thi, với sự hướng dẫn của các chuyên gia nước bạn và nhất là mục kích được những gì diễn ra trong cuộc thi, anh đã có cái nhìn tổng quan để có phương hướng phấn đấu và điều quan trọng là củng cố niềm đam mê cho một bộ môn nghệ thuật cần nhiều thời gian và sự khổ luyện. Năm 1986, tốt nghiệp đại học thanh nhạc hạng xuất sắc, Tạ Minh Tâm trở thành thành viên của dàn nhạc thính phòng Nhạc viện TPHCM, sau đó anh về làm giảng viên ở khoa Nhạc – Họa Trường Cao đẳng Sư phạm TPHCM. Thời gian 1986 – 1995 là 10 năm khó khăn nhất trong cuộc đời nghệ thuật của anh. Tình hình hoạt động âm nhạc, học tập giảng dạy thanh nhạc không thoát khỏi tình hình chung của sinh hoạt âm nhạc thời đó. Có lúc, những ý tưởng bỏ nghề vụt qua trong anh, nhưng như một người sống vì “nghiệp” anh vẫn không xa rời cái nghề đã đồng hành cùng anh. Năm 1995, Tạ Minh Tâm quay lại Nhạc viện TPHCM học lớp cao học thanh nhạc đầu tiên. Năm 1996 anh khẳng định khả năng của mình trong lĩnh vực hát nhạc cổ điển khi chiếm được giải Giọng hát vàng ASEAN tổ chức tại Hà Nội. Tốt nghiệp cao học thanh nhạc năm 1997 hạng xuất sắc. Cũng trong năm này, Tạ Minh Tâm lại vinh dự được dự Liên hoan tiếng hát Bình Nhưỡng, và anh đã mang về cho quê hương chiếc cúp vàng. Có thể nói năm 1997 là năm đỉnh cao sự nghiệp nghệ thuật của bản thân anh, và cũng từ đó anh xác lập cho mình một vị trí nhất định trong dòng nhạc cổ điển, opéra. Tháng 8-2000, Tạ Minh Tâm được đi tu nghiệp tại Canford Music School (Anh Quốc) và năm 2002, anh chính thức về giảng dạy tại Nhạc viện TP. Năm 2001, anh vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Hiện nay anh là phó chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Nhạc viện TPHCM.
Năm 2019, NSND Tạ Minh Tâm gặt hái khá nhiều thành công. Bộ phim “7 lần chạm” do HTV thực hiện về anh đoạt HCB tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc và phim “Bên kia sông” do anh đóng vai chính đoạt giải “Cánh diều vàng”
“Tuổi Tý, năm tuổi, tôi đi đúng một chu kỳ 60 năm. Đây cũng là tuổi về hưu, thôi công việc quản lý với vai trò phó giám đốc Nhạc Viện TP HCM. Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp, tôi hài lòng với nỗ lực của chính mình để từng bước đi qua những khúc quanh rất khó, trở thành ca sĩ của dòng nhạc thính phòng, rồi làm công tác giảng dạy, làm người dẫn chương trình, diễn viên điện ảnh. Danh vọng, vui buồn, lúc nào cũng có vợ bên cạnh chia sẻ. Cô ấy là diễn viên tài năng của đoàn kịch nói Kim Cương nhưng quyết định ngưng hẳn để chăm lo cho gia đình. Tôi thật sự là người đàn ông hạnh phúc” – NSND Tạ Minh Tâm chia sẻ.
NSND Tạ Minh Tâm kể về bản thân bằng chất giọng rất đời, bởi đằng sau những cam go của bản thân, anh tìm được chìa khóa để mở một cánh cửa cho mình.
Đối với NSND Tạ Minh Tâm, ngày 30-4-1975 là bước ngoặt trọng đại của đất nước và cũng là thời khắc đặc biệt của đời anh. Bởi nếu không có ngày đất nước thống nhất thì không có một ca sĩ Tạ Minh Tâm của hôm nay.
Anh đã hát bài “Đất nước trọn niềm vui” bằng sự động viên, tán dương khuyến khích của thầy cô, bạn bè. Để từ phong trào văn nghệ học sinh, sinh viên, anh tìm đến môi trường đào tạo chuyên nghiệp và đánh dấu sự kiện được mời thu âm bài hát đó năm 1995.
“Chính từ ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” mà thính giả biết đến Tạ Minh Tâm. Và khi nhắc đến Tạ Minh Tâm, người nghe nghĩ ngay đến “Đất nước trọn niềm vui”, đi đâu cũng nghe khán giả nhắc về tôi qua ca khúc này, đó là hạnh phúc và sung sướng của người nghệ sĩ” – NSND Tạ Minh Tâm xúc động.
Anh vẫn nhớ cùng đoàn tham gia Hội diễn Văn nghệ toàn quốc vào năm 1977 tại TP HCM, đoạt huy chương vàng và được nhạc sĩ Vũ Lê Phú gợi ý thi vào Nhạc viện TP HCM. Năm đó, NSND Tạ Minh Tâm lọt vào top 10 khoa Thanh nhạc.
Nhắc chuyện đóng phim, NSND Tạ Minh Tâm nhớ ơn đạo diễn Trần Mỹ Hà. Nhờ bộ phim “Blouse trắng”, anh đã tạo được sự tự tin trong diễn xuất với vai bác sĩ Hùng, dù trước đó chưa bao giờ biết diễn trước ống kính. Cũng như làm người dẫn chương trình cho thương hiệu “Chung sức” trên HTV, anh đã gieo nhiều cảm tình cho khán giả.
Trả lời câu hỏi có lấn sân sân khấu kịch, NSND Tạ Minh Tâm cười: “Nhiều lời rủ rê tôi tham gia kịch, nhưng chắc có thể khi về hưu, có thời gian tôi sẽ dấn bước vào môi trường này, nơi mà vợ tôi đã từng đam mê. Nhiều lời rủ rê cô ấy quay lại sàn diễn, nhưng cô ấy vẫn lắc đầu”.
Chạm ngưỡng tuổi 60, NSND Tạ Minh Tâm cho biết anh vẫn còn sung sức, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ về hưu mà vẫn muốn tiếp bước, đồng hành cùng thế hệ trẻ mang lại mùa xuân tươi thắm cho vườn hoa nghệ thuật.
“Năm qua, nhiều bạn trẻ của Nhạc viện TP HCM, trường Múa TP HCM và các đoàn nghệ thuật cả nước đã mang về nhiều giải thưởng quốc tế từ các cuộc tranh tài ở các lãnh vực nghệ thuật. Đó là tín hiệu đầy phấn khởi của những ai quan tâm đến diện mạo văn hóa nghệ thuật nước nhà. Tôi vẫn tiếp tục làm công tác đào tạo, huấn luyện và dìu dắt thế hệ trẻ. 60 tuổi vẫn tiếp tục giữ lửa cho bản thân, để gieo mầm mùa xuân bất tận khi nghĩ về hệ sinh thái văn hóa bền bỉ của TP mang tên Bác” – NSND Tạ Minh Tâm bộc bạch chân thành.
Phim đã tham gia
- Blouse trắng (2002)
- Ngoại tình (2003)
- Những ngôi sao biển (2004)
- Nghề Báo (2006)
- Bên kia sông (2018)
- Siêu quậy có bầu (2019)
- Chim én mùa đông
Chương trình truyền hình
- Ai thông minh hơn học sinh lớp 5(MC)
- Tìm người bí ẩn (MC)
- Thử thách (MC)
- Chung sức (MC)
- Giới trẻ vào bếp (khách mời tập 23)
- Sinh ra để toả sáng (Giám khảo tập 1)
- 6 ô cửa bí ẩn (ban bình chọn)
Ông nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 Nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2019. Hiện ông là phó giám đốc Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh
Tạ Ngọc Nam-PCT.HĐHTVN-BLSHTVN sưu tầm và biên soạn ngày 07/05/2022