Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với tầm nhìn chiến lược của các chúa Nguyễn, vào các thế kỷ XVI – XVIII, Hội An trở thành một trong những cảng thị mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất Việt Nam. Trong giai đoạn này, theo từng chuyến tàu, thương nhân nhiều nước Đông – Tây đến Hội An buôn bán, cư trú lập nghiệp, đặc biệt là thương nhân người Nhật và người Hoa. Theo các nguồn sử liệu, người Nhật và người Hoa đến Hội An buôn bán được các chúa Nguyễn cho phép lập thành khu phố riêng với lối sống, sinh hoạt, phong tục riêng. Bước sang thế kỷ XVII, chính sách đóng cửa của Mạc phủ Nhật Bản làm cho người Nhật đến Hội An ngày một ít và vì thế phố người Nhật ở Hội An dần dần suy tàn. Trong khi đó, làn sóng di cư, buôn bán của người Hoa đến các nước ở khu vực Đông Nam Á, trong đó đặc biệt là đến Hội An – Việt Nam ngày càng nhiều, hình thành nên làng Minh Hương và các bang người Hoa cùng với các thiết chế sinh hoạt cộng đồng riêng.
Tạ tộc là một trong rất nhiều tộc họ của người Hoa từ Trung Quốc sang buôn bán và định cư lập nghiệp tại Hội An. Theo gia phả hiện đang lưu giữ tại nhà ông Thái Tế Sùng (Diệp Gia Tùng – số 80 Nguyễn Thái Học), tộc Tạ nguyên quán ở làng Liêu Giang, Thập Tứ Đô, huyện Tấn Giang, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Thuỷ tổ của tộc Tạ ở Hội An là ông Tạ Tài Lạp (謝 才 粒)đến Hội An rồi lập gia đình sinh hạ con cháu, buôn bán lập nghiệp lâu dài tại đây.
Một hiệu buôn nổi tiếng ở Hội An trong lịch sử thuộc gia tộc này được nhiều người biết đến là Hiệp Ký (協 記). Theo lời kể của một số con cháu ngoại tộc Tạ (Thái Tế Biêu, Thái Tế Sùng), cơ sở của hiệu buôn Hiệp Ký nguyên là nhà Quân An – số 144 và 146 Trần Phú hiện nay. Ngôi nhà thờ tộc Tạ – số 126/2 Trần Phú bây giờ được bà nội của ông Thái Tế Biêu/Thái Tế Sùng – người tộc Tạ mua từ người người tộc Phạm – dân gian gọi là bà Tú vào năm 1922 để ở và làm nhà thờ. Biển hiệu Hiệp Ký hiện treo tại nhà thờ được đem từ nhà 146 Trần Phú về.
Hiện nay chưa sưu tầm được tư liệu để xác định niên đại cụ thể của ngôi nhà. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về hình thức kiến trúc có thể đoán định nhà thờ tộc Tạ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX trở về trước. Và có thể thấy ngôi nhà đã trải qua một số lần tu bổ, sửa chữa nhất định. Đặc biệt có một số công trình phụ được xây dựng xung quanh di tích trong thời gian trước đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và giá trị vốn có của di tích.
Nhà thờ tộc Tạ là di tích thuộc loại I theo phân loại giá trị bảo tồn di tích kiến trúc nằm trong khu phố cổ Hội An. Hiện nay, ngôi nhà do ông Thái Tế Biêu quản lý, sử dụng. Từ đường Trần Phú, theo con kiệt nhỏ nằm giữa nhà số 130 và 132 Trần Phú – còn gọi là kiệt bà Thép hay kiệt ông Thông Lan đi khoảng 30m về phía bắc là đến cổng vào nhà thờ. Ngôi nhà thờ này được xem là một trong những ngôi nhà thờ tộc đặc trưng nằm trong khu phố cổ Hội An hiện nay, toạ lạc ở khu vực có nhiều di tích tín ngưỡng tộc họ như nhà thờ tộc Lâm, nhừ thờ tộc Phạm. Trên bình diện tổng thể, ngôi nhà thờ có bố cục gồm cổng vào, sân trước, công trình chính và một số hạng mục kiến trúc phụ trợ.
Cổng vào di tích nằm ở phía tây nam, có một lối đi rộng 158cm. Cổng được xây dựng khá kiên cố, cao 425cm, tường gạch dày gần 30cm, cửa bản hai cánh làm bằng gỗ, đà cửa phía trên gắn đôi mắt cửa xoáy hình lá đề, mỗi mắt cửa có đường kính 16cm, sơn màu đỏ, chốt mắt cửa đóng từ trong ra hai bên. Phía trên đà cửa là panô gỗ lớn bưng kín từ đà cửa trên đến đỉnh mái che. Mái che ở cổng có hệ đỡ mái bằng gỗ gồm đòn tay tròn và rui, không có kèo, mái lợp ngói âm dương theo kiểu âm dương với mỗi mái có 5 vồng ngói. Bờ chảy đắp giật cấp và uốn cong mềm mại, bờ nóc đắp vươn cao, giật cấp với mặt trước và sau trang trí ô hộc gồm ở giữa là hình chữ nhật, hai bên là hình vuông.
Có một bức tường cao xây bằng gạch chạy từ tường phía nam cổng vào nhà thờ đến tiếp giáp tường phía tây của nhà 126 Trần Phú. Trên bức tường này có đắp một số chi tiết trang trí ở gần đỉnh tường và hình cuốn thư nằm đối diện gian thờ của công trình chính. Một bức tường còn lại cũng khá cao, chạy từ cổng về phía bắc giáp nhà thờ tộc Phạm rồi vòng về phía đông giáp nhà thờ tộc Lâm rồi vòng về phía nam. Quan sát trên đoạn tường giáp nhà thờ tộc Phạm, chúng tôi phát hiện dấu vết cửa thông từ nhà thờ tộc Phạm sang nhà thờ tộc Tạ.
Trước công trình chính là sân láng xi măng tương đối rộng. Trên xây có xây một bồn hoa sát tường phía trước dưới chân của chi tiết trang trí hình cuốn thư. Vườn phía tây có một giếng nước xây bằng gạch nhưng hiện nay không còn sử dụng thường xuyên. Vườn phía sau trồng một số cây mãn cầu. Tại khu vực này chúng tôi nhận thấy có rất nhiều viên đá táng chân cột được xếp bằng dưới mặt đất. Ngoài ra còn có một cối đá giã gạo.
Công trình chính là toà nhà lớn, bình diện gần vuông (1184 x 1095cm), có mặt tiền xoay hướng nam, hơi lệch phía tây, kết cấu kiểu ba gian hai chái (tam gian nhị hạ).
Nền công trình chính cao hơn sân trước 19cm và được láng xi măng (ngoại trừ khu vực phía sau gian thờ lát gạch gồm nhiều loại khác nhau). Dọc theo móng bó nền ở mặt tiền lát 05 phiến đá thanh màu xám xanh dày 4cm, rộng 30cm, dài từ 90 – 298cm.
Tường bao xây bằng gạch vữa vôi, dày 30. Trên tường bao phía tây có đắp hai khám thờ, khám thờ thần giếng xoay ra khu vườn phía tây, đối diện với giếng gạch, khám còn lại xoay vào trong nhà nằm ở gian hiên. Ngoài ra còn có hai cửa sổ thông gió nằm ở độ cao 188cm so với nền, làm bằng gỗ theo hình thức kéo sang hai bên. Tường phía bắc có hai cửa sổ gió, không có cánh cửa, chỉ có song đứng ghép từ những viên gạch thẻ dài. Quan sát trên tường phía bắc này, chúng tôi thấy nguyên trước đây có 4 cửa sổ thông gió, 3 cửa phía đông có kích thước bằng nhau, cửa còn lại nhỏ hơn. Tường phía đông có một cửa đi ở hiên dẫn sang mái che và một cửa đi khác dẫn từ mái che vào khu vực phía sau gian thờ.
Như chúng tôi đã nói ở trên, đây là ngôi nhà thờ tộc có kết cấu khá độc đáo, được xem là một trong những ngôi nhà thờ tộc đặc trưng nằm trong khu phố cổ Hội An. Toàn bộ hệ khung chịu lực của công trình chính được làm bằng gỗ với hệ cột gồm chủ yếu là cột tròn có đường kính từ 17 – 20cm, trong đó cột lòng nhất và lòng nhì có đường kính lớn nhất, riêng cột hiên có tiết diện vuông. Theo một số nghệ nhân mộc, toàn bộ hệ cột tròn làm bằng gỗ mít. Các cấu kiện khác như trính, xiên, đà… đều có kích thước lớn, trông rất vững chắc. Hệ cột gỗ đặt trên những viên đá táng, trong đó cột gỗ tròn đặt trên đá táng gồm hai viên chồng kên nhau, viên ở trên hình tròn, viên ở dưới hình vuông, cột gỗ tiết diện hình vuông đặt trên đá táng cẩm thạch trắng hình gần vuông có bốn mặt được chạy chỉ. Quan sát trên cột hiên và đà liên kết giữa cột hiên với nhau chúng tôi nhận thấy trước đây có hệ thống cửa ngăn cách hiên với sân trước. Các hàng cột gỗ ngoài cùng ở phía đông, tây và bắc nằm cách tường khoảng 30cm.
Hệ đỡ mái bằng gỗ, có các thành phần chính gồm vì kèo, đòn tay, rui. Vì kèo kiểu kẻ chuyền được chạm trổ cách điệu, đặc biệt vì kèo ở hai gian hiên, trong đó nổi bật nhất là vì kèo ngoài cùng với đầu kèo chạm hình con dơi, đuôi kèo chạm hình đuôi cá và hình con dơi, thân kèo cong và được chạy chỉ mềm mại. Đòn tay gồm loại có tiết diện hình tròn và loại có tiết diện hình vuông. Loại tiết diện hình vuông phân bố ở hai gian hiên (kích thước: 9,5 x 9,5cm), các khu vực còn lại là đòn tay tiết diện hình tròn (đường kính từ 10,5 – 11,5cm). Đòn tay được ghép từ nhiều đoạn với nhau. Quan sát ở khu vực hiên, chúng tôi nhận thấy có 38 cây rui gỗ nằm cách nhau từ 10,5 – 11,5cm, ba gian chính mỗi gian có 10 cây rui, mỗi cây rui rộng 10,5-11cm, dày 2,5cm. Rui có hai loại, loại được chạy chỉ phân bố chủ yếu ở khu vực hiên, các khu vực còn lại rui không được chạy chỉ. Đặc biệt, một phần mái của ngôi nhà được đóng rui dày khít. Khác với nhiều di tích trong khu phố cổ mà chúng tôi có dịp khảo sát trước đây, gộp rui mái trước của ngôi nhà này được làm từ thanh gỗ có đục các lỗ mộng để tra đầu rui.
Mái lợp ngói âm dương theo kiểu bình ngoã với tỉ lệ 1/3, mặt cắt dòng chảy từ 7,5 đến 8cm. Mái trước và sau mỗi mái có 37 vồng ngói. Ngói vuông lát phía dưới có kích thước 19 x 19 x 0,8cm. Ngói âm dương phía trên gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Trên mái có nhiều ô lấy sáng được làm từ viên ngói có hình dáng đặc biệt để lắp kính. Kết quả khảo sát đã phát hiện một viên ngói lắp kính lấy sáng có in Hán tự. Bờ chảy được đắp giật cấp uốn lượn, bờ nóc đắp giật cấp và hơi cong hình thuyền với mặt trước có một số chi tiết trang trí, đầu hồi có trổ lỗ thông khí hình tròn. Đặc biệt ở đầu hồi phía tây có trang trí đồ án rất đẹp trong khi đó đầu hồi ở phía đông thì không.
Hiện nay chưa sưu tầm được tư liệu để xác định niên đại cụ thể của ngôi nhà. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về hình thức kiến trúc có thể đoán định nhà thờ tộc Tạ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX trở về trước. Và có thể thấy ngôi nhà đã trải qua một số lần tu bổ, sửa chữa nhất định. Đặc biệt có một số công trình phụ được xây dựng xung quanh di tích trong thời gian trước đây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và giá trị vốn có của di tích.
Nhà thờ tộc Tạ là di tích thuộc loại I theo phân loại giá trị bảo tồn di tích kiến trúc nằm trong khu phố cổ Hội An. Hiện nay, ngôi nhà do ông Thái Tế Biêu quản lý, sử dụng. Từ đường Trần Phú, theo con kiệt nhỏ nằm giữa nhà số 130 và 132 Trần Phú – còn gọi là kiệt bà Thép hay kiệt ông Thông Lan đi khoảng 30m về phía bắc là đến cổng vào nhà thờ. Ngôi nhà thờ này được xem là một trong những ngôi nhà thờ tộc đặc trưng nằm trong khu phố cổ Hội An hiện nay, toạ lạc ở khu vực có nhiều di tích tín ngưỡng tộc họ như nhà thờ tộc Lâm, nhừ thờ tộc Phạm. Trên bình diện tổng thể, ngôi nhà thờ có bố cục gồm cổng vào, sân trước, công trình chính và một số hạng mục kiến trúc phụ trợ.
Cổng vào di tích nằm ở phía tây nam, có một lối đi rộng 158cm. Cổng được xây dựng khá kiên cố, cao 425cm, tường gạch dày gần 30cm, cửa bản hai cánh làm bằng gỗ, đà cửa phía trên gắn đôi mắt cửa xoáy hình lá đề, mỗi mắt cửa có đường kính 16cm, sơn màu đỏ, chốt mắt cửa đóng từ trong ra hai bên. Phía trên đà cửa là panô gỗ lớn bưng kín từ đà cửa trên đến đỉnh mái che. Mái che ở cổng có hệ đỡ mái bằng gỗ gồm đòn tay tròn và rui, không có kèo, mái lợp ngói âm dương theo kiểu âm dương với mỗi mái có 5 vồng ngói. Bờ chảy đắp giật cấp và uốn cong mềm mại, bờ nóc đắp vươn cao, giật cấp với mặt trước và sau trang trí ô hộc gồm ở giữa là hình chữ nhật, hai bên là hình vuông.
Có một bức tường cao xây bằng gạch chạy từ tường phía nam cổng vào nhà thờ đến tiếp giáp tường phía tây của nhà 126 Trần Phú. Trên bức tường này có đắp một số chi tiết trang trí ở gần đỉnh tường và hình cuốn thư nằm đối diện gian thờ của công trình chính. Một bức tường còn lại cũng khá cao, chạy từ cổng về phía bắc giáp nhà thờ tộc Phạm rồi vòng về phía đông giáp nhà thờ tộc Lâm rồi vòng về phía nam. Quan sát trên đoạn tường giáp nhà thờ tộc Phạm, chúng tôi phát hiện dấu vết cửa thông từ nhà thờ tộc Phạm sang nhà thờ tộc Tạ.
Trước công trình chính là sân láng xi măng tương đối rộng. Trên xây có xây một bồn hoa sát tường phía trước dưới chân của chi tiết trang trí hình cuốn thư. Vườn phía tây có một giếng nước xây bằng gạch nhưng hiện nay không còn sử dụng thường xuyên. Vườn phía sau trồng một số cây mãn cầu. Tại khu vực này chúng tôi nhận thấy có rất nhiều viên đá táng chân cột được xếp bằng dưới mặt đất. Ngoài ra còn có một cối đá giã gạo.
Công trình chính là toà nhà lớn, bình diện gần vuông (1184 x 1095cm), có mặt tiền xoay hướng nam, hơi lệch phía tây, kết cấu kiểu ba gian hai chái (tam gian nhị hạ).
Nền công trình chính cao hơn sân trước 19cm và được láng xi măng (ngoại trừ khu vực phía sau gian thờ lát gạch gồm nhiều loại khác nhau). Dọc theo móng bó nền ở mặt tiền lát 05 phiến đá thanh màu xám xanh dày 4cm, rộng 30cm, dài từ 90 – 298cm.
Tường bao xây bằng gạch vữa vôi, dày 30. Trên tường bao phía tây có đắp hai khám thờ, khám thờ thần giếng xoay ra khu vườn phía tây, đối diện với giếng gạch, khám còn lại xoay vào trong nhà nằm ở gian hiên. Ngoài ra còn có hai cửa sổ thông gió nằm ở độ cao 188cm so với nền, làm bằng gỗ theo hình thức kéo sang hai bên. Tường phía bắc có hai cửa sổ gió, không có cánh cửa, chỉ có song đứng ghép từ những viên gạch thẻ dài. Quan sát trên tường phía bắc này, chúng tôi thấy nguyên trước đây có 4 cửa sổ thông gió, 3 cửa phía đông có kích thước bằng nhau, cửa còn lại nhỏ hơn. Tường phía đông có một cửa đi ở hiên dẫn sang mái che và một cửa đi khác dẫn từ mái che vào khu vực phía sau gian thờ.
Như chúng tôi đã nói ở trên, đây là ngôi nhà thờ tộc có kết cấu khá độc đáo, được xem là một trong những ngôi nhà thờ tộc đặc trưng nằm trong khu phố cổ Hội An. Toàn bộ hệ khung chịu lực của công trình chính được làm bằng gỗ với hệ cột gồm chủ yếu là cột tròn có đường kính từ 17 – 20cm, trong đó cột lòng nhất và lòng nhì có đường kính lớn nhất, riêng cột hiên có tiết diện vuông. Theo một số nghệ nhân mộc, toàn bộ hệ cột tròn làm bằng gỗ mít. Các cấu kiện khác như trính, xiên, đà… đều có kích thước lớn, trông rất vững chắc. Hệ cột gỗ đặt trên những viên đá táng, trong đó cột gỗ tròn đặt trên đá táng gồm hai viên chồng kên nhau, viên ở trên hình tròn, viên ở dưới hình vuông, cột gỗ tiết diện hình vuông đặt trên đá táng cẩm thạch trắng hình gần vuông có bốn mặt được chạy chỉ. Quan sát trên cột hiên và đà liên kết giữa cột hiên với nhau chúng tôi nhận thấy trước đây có hệ thống cửa ngăn cách hiên với sân trước. Các hàng cột gỗ ngoài cùng ở phía đông, tây và bắc nằm cách tường khoảng 30cm.
Hệ đỡ mái bằng gỗ, có các thành phần chính gồm vì kèo, đòn tay, rui. Vì kèo kiểu kẻ chuyền được chạm trổ cách điệu, đặc biệt vì kèo ở hai gian hiên, trong đó nổi bật nhất là vì kèo ngoài cùng với đầu kèo chạm hình con dơi, đuôi kèo chạm hình đuôi cá và hình con dơi, thân kèo cong và được chạy chỉ mềm mại. Đòn tay gồm loại có tiết diện hình tròn và loại có tiết diện hình vuông. Loại tiết diện hình vuông phân bố ở hai gian hiên (kích thước: 9,5 x 9,5cm), các khu vực còn lại là đòn tay tiết diện hình tròn (đường kính từ 10,5 – 11,5cm). Đòn tay được ghép từ nhiều đoạn với nhau. Quan sát ở khu vực hiên, chúng tôi nhận thấy có 38 cây rui gỗ nằm cách nhau từ 10,5 – 11,5cm, ba gian chính mỗi gian có 10 cây rui, mỗi cây rui rộng 10,5-11cm, dày 2,5cm. Rui có hai loại, loại được chạy chỉ phân bố chủ yếu ở khu vực hiên, các khu vực còn lại rui không được chạy chỉ. Đặc biệt, một phần mái của ngôi nhà được đóng rui dày khít. Khác với nhiều di tích trong khu phố cổ mà chúng tôi có dịp khảo sát trước đây, gộp rui mái trước của ngôi nhà này được làm từ thanh gỗ có đục các lỗ mộng để tra đầu rui.
Mái lợp ngói âm dương theo kiểu bình ngoã với tỉ lệ 1/3, mặt cắt dòng chảy từ 7,5 đến 8cm. Mái trước và sau mỗi mái có 37 vồng ngói. Ngói vuông lát phía dưới có kích thước 19 x 19 x 0,8cm. Ngói âm dương phía trên gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Trên mái có nhiều ô lấy sáng được làm từ viên ngói có hình dáng đặc biệt để lắp kính. Kết quả khảo sát đã phát hiện một viên ngói lắp kính lấy sáng có in Hán tự. Bờ chảy được đắp giật cấp uốn lượn, bờ nóc đắp giật cấp và hơi cong hình thuyền với mặt trước có một số chi tiết trang trí, đầu hồi có trổ lỗ thông khí hình tròn. Đặc biệt ở đầu hồi phía tây có trang trí đồ án rất đẹp trong khi đó đầu hồi ở phía đông thì không.
Trên bình diện tổng thể, công trình chính được chia thành 5 gian chiều ngang và 6 gian chiều sâu. Trong 5 gian chiều ngang thì hai gian chái có kích thước nhỏ nhất (195cm), tuy nhiên, nếu tính từ tường vào thì hai gian này có kích thước lớn nhất. Ba gian còn lại có kích thước chênh lệch nhau không bao nhiêu. Trong 6 gian chiều sâu thì lòng nhất có kích thước lớn nhất (205cm), gian ngoài cùng của hai gian hiên có kích thước nhỏ nhất (110cm).
Có một bức vách gỗ đặt trên tường lửng (cao 45cm) ngăn cách lòng nhì sau với lòng ba sau. Ngoài ra còn có các vách gỗ cũng đặt trên tường lửng và vách lụa ô hộc ngăn cách không gian thờ tự và khu vực trước gian thờ tự với không gian chái hai bên. Từ hiên vào khu vực trước gian thờ tự qua hệ thống cửa kiểu thượng song hạ bản gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh. Từ đà cửa lên đến mái có các tấm panô gỗ. Trên đà cửa của bộ cửa giữa có cặp mắt cửa (đường kính: 18cm) trang trí hình lá đề xoày từ ngoài vào trong với chính giữa hình chữ thọ kiểu Hán tự. Bên trên cặp mắt cửa đặt bức hoành có nền màu đen chạm Hán tự sơn màu vàng. Hai gian chái cũng có vách ngăn tạo thành phòng riêng với cửa bản gỗ mở ra phía trước. Riêng phòng của gian chái phía tây có lối cửa bản kiểu song khai thông với gian đặt bàn thờ. Trên vách gỗ ngăn cách khu vực trước gian thờ tự có dấu vết cửa thông với phòng ở chái phía đông và 2 cửa thông với gian chái. Trên các hàng cột nằm ở khu vực trước gian thờ tự trang trí những con ke được chạm trổ theo các đồ án trong bát bửu bố trí dưới xiên. Bên trên xiên lắp các tấm pano gỗ chạm đến mái.
Ở phía đông công trình chính có mái che với khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, nối xuôi từ mái chái của công trình chính đến tường ngăn cách với khuôn viên nhà tộc Lâm. Trên mái che này cũng có nhiều ô lấy sáng được lát kính.
Có một bức vách gỗ đặt trên tường lửng (cao 45cm) ngăn cách lòng nhì sau với lòng ba sau. Ngoài ra còn có các vách gỗ cũng đặt trên tường lửng và vách lụa ô hộc ngăn cách không gian thờ tự và khu vực trước gian thờ tự với không gian chái hai bên. Từ hiên vào khu vực trước gian thờ tự qua hệ thống cửa kiểu thượng song hạ bản gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh. Từ đà cửa lên đến mái có các tấm panô gỗ. Trên đà cửa của bộ cửa giữa có cặp mắt cửa (đường kính: 18cm) trang trí hình lá đề xoày từ ngoài vào trong với chính giữa hình chữ thọ kiểu Hán tự. Bên trên cặp mắt cửa đặt bức hoành có nền màu đen chạm Hán tự sơn màu vàng. Hai gian chái cũng có vách ngăn tạo thành phòng riêng với cửa bản gỗ mở ra phía trước. Riêng phòng của gian chái phía tây có lối cửa bản kiểu song khai thông với gian đặt bàn thờ. Trên vách gỗ ngăn cách khu vực trước gian thờ tự có dấu vết cửa thông với phòng ở chái phía đông và 2 cửa thông với gian chái. Trên các hàng cột nằm ở khu vực trước gian thờ tự trang trí những con ke được chạm trổ theo các đồ án trong bát bửu bố trí dưới xiên. Bên trên xiên lắp các tấm pano gỗ chạm đến mái.
Ở phía đông công trình chính có mái che với khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, nối xuôi từ mái chái của công trình chính đến tường ngăn cách với khuôn viên nhà tộc Lâm. Trên mái che này cũng có nhiều ô lấy sáng được lát kính.
Với chức năng theo tên gọi là nhà thờ tộc nhưng hiện nay, ngoài thờ tự, ngôi nhà thờ còn là nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình ông Thái Tế Biêu. Tại gian thờ tự và khu vực trước gian thờ, ngoài các chi tiết trang trí kiến trúc như đã nói ở trên còn có một cặp liễn đối nền màu đỏ, chữ Hán sơn màu vàng. Gian thờ bố trí hai khám thờ theo trục đứng. Các khám thờ đều làm bằng gỗ được chạm trổ, sơn phết công phu, giàu tính thẩm mỹ. Khám phía dưới được đặt trên kệ cao, phía trước là bàn đặt lư hương với quần bàn trang trí nhiều đồ án khác nhau. Khám thờ đặt một di ảnh và một số hộp đựng bài vị của các bậc tổ tiên. Khám thờ phía trên đặt trên xiên có đỉnh khám áp sát mái ngói. Khám thờ này đặt cặp chân đèn và bộ lư bằng đồng, hai mõ bằng gỗ, ảnh Phật và một tượng nhỏ phủ vải điều chưa xác định được. Theo lời kể của ông Thái Tế Biêu, ngày xưa, hằng năm tại nhà thờ tổ chức nhiều lễ cúng vào dịp tết Nguyên Đán, Đoan Ngọ, tiết Đông Chí…
Hiện tại chúng tôi chưa sưu tầm được tư liệu chữ viết tại di tích ngoại trừ cặp liễn đối Hán tự, các câu chữ đề trên khám thờ. Tuy nhiên, hiện nay di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật bao gồm đồ sinh hoạt, gia dụng và đồ tự khí thuộc nhiều thời kỳ khác nhau gồm:
– 2 cặp chân đèn bằng đồng
– 2 bộ lư bằng đồng
– 2 mõ bằng gỗ
– 1 di ảnh
– Một số hộp đựng bài vị bằng gỗ
– 1 bức hoành gỗ
– Cặp liễn đỗi bằng gỗ
– Một số chum sành, cối đá
– Một số đồ đựng đan bằng tre
– Cân và các quả cân bằng sắt,…
Nhà thờ tộc Tạ là một trong những ngôi nhà thờ tộc có kết cấu kiến trúc khá độc đáo nằm trong khu phố cổ Hội An thể hiện ở bố cục mặt bằng, các chi tiết trang trí, kiểu cách các loại cửa, hình thức trang trí ở vì kèo, cấu tạo của hệ mái… góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của kiến trúc khu phố cổ Hội An nói riêng, di sản văn hoá Hội An nói chung. Sự tồn tại của di tích không chỉ minh chứng cho tính đa dạng của loại hình di tích ở Hội An mà còn phản ánh sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần. Bản thân ngôi nhà là nguồn tư liệu quý để các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc học, lịch sử… của Hội An và khu vực. Qua ngôi nhà, chúng ta có thể hiểu được phần nào về quá trình nhập cư và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Hội An, nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng người Hoa trong hoạt động kinh tế tại thương cảng Hội An trong lịch sử./.
Hiện tại chúng tôi chưa sưu tầm được tư liệu chữ viết tại di tích ngoại trừ cặp liễn đối Hán tự, các câu chữ đề trên khám thờ. Tuy nhiên, hiện nay di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật bao gồm đồ sinh hoạt, gia dụng và đồ tự khí thuộc nhiều thời kỳ khác nhau gồm:
– 2 cặp chân đèn bằng đồng
– 2 bộ lư bằng đồng
– 2 mõ bằng gỗ
– 1 di ảnh
– Một số hộp đựng bài vị bằng gỗ
– 1 bức hoành gỗ
– Cặp liễn đỗi bằng gỗ
– Một số chum sành, cối đá
– Một số đồ đựng đan bằng tre
– Cân và các quả cân bằng sắt,…
Nhà thờ tộc Tạ là một trong những ngôi nhà thờ tộc có kết cấu kiến trúc khá độc đáo nằm trong khu phố cổ Hội An thể hiện ở bố cục mặt bằng, các chi tiết trang trí, kiểu cách các loại cửa, hình thức trang trí ở vì kèo, cấu tạo của hệ mái… góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của kiến trúc khu phố cổ Hội An nói riêng, di sản văn hoá Hội An nói chung. Sự tồn tại của di tích không chỉ minh chứng cho tính đa dạng của loại hình di tích ở Hội An mà còn phản ánh sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần. Bản thân ngôi nhà là nguồn tư liệu quý để các nhà khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực kiến trúc, mỹ thuật, dân tộc học, lịch sử… của Hội An và khu vực. Qua ngôi nhà, chúng ta có thể hiểu được phần nào về quá trình nhập cư và phát triển của cộng đồng người Hoa ở Hội An, nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng người Hoa trong hoạt động kinh tế tại thương cảng Hội An trong lịch sử./.