LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA CỦA DÒNG HỌ TẠ Ở TÂY GIANG

Z4494612031718 Fee160dc064b16faf550fba059500c4f
Z4494612033121 Cf6cb18cc606c65330208848fcb9f4e5
Z4494620349950 47ba93f202c1bfb6855b443d6dbe9696
Họ Tạ ở Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình luôn có ý thức trong việc ghi chép và giữ gìn gia phả. Ngày nay họ Tạ đã có được di sản quý giá của tổ tiên để lại và con cháu trong họ mãi mãi ghi ơn cụ Tạ Ngọc Súy đời thứ 10 đã dày công truy tìm lại và viết nên cuốn gia phả đầu tiên vào năm 1841 (năm Tân Sửu).
Căn cứ vào bút tích và lời truyền lại qua các đời cho biết nguồn gốc xa xưa của Tổ tiên họ Tạ từ vùng Lạng Sơn di cư vào Thanh Hóa lập ấp. Vào khoảng thế kỷ thứ XVI có các cụ ở các dòng họ về lập ấp tại các nơi trên. Trong đó có cụ Tạ Đình Ninh và cụ Lê Lang về lập ấp ở vùng ven biển quận Chân Định. Hai cụ thân kết thành đôi bạn cố tri, vì vậy mà tục truyền có câu: “Ông Nỉnh, ông Ninh ra đến đầu đình thì gặp ông Lang. Ông Lảng, ông Lang ra đến đầu làng lại gặp ông Ninh”. Cụ Ninh khoẻ giỏi nghề làm ruộng. Cụ Lang tên huý là Lê Phúc Khiên, tên hiệu là Lê Phúc Diễn. Cụ học được nghề làm thuốc của ông thầy người Trung Quốc về chữa bệnh cho dân nên gọi là cụ Lê Lang (lang thuốc). Nhân dân nhiều nơi nghe tiếng tăm, đức độ của cụ nên theo về đông. Các cụ đề nghị đặt tên làng là Diêm Điền với ý nghĩa là các cụ từ làng Diêm Phố tỉnh Thanh Hóa đến và là nơi vừa làm muối vừa làm ruộng. Cụ tổ họ Tạ được dân làng tín nhiệm cử đứng đầu làng xã với chức “Thập lý hầu” (người đứng đầu dân xã).
Nghiên cứu gia phả họ Tạ cho thấy từ đời này qua đời khác có nhiều người học cao, có cống hiến công sức vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, quê hương, còn có người lập công lớn được trọng thưởng.
Nét đại thể về thế thứ các đời có thể thấy như sau:
Đời thứ Nhất
Cụ thủy tổ của dòng họ là Tạ Đình Ninh- người có công lập ấp Diêm Điền.
Đời thứ hai: có 1 đinh
Đời thứ ba: Có 2 đinh
Đời thứ tư: có 3 đinh
Đời thứ năm: Có 4 đinh
Đời thứ sáu: Có 9 đinh
Đời thứ bảy: Có 25 đinh
Đời thứ tám: Có 42 đinh
Đời thứ chín: Có 74 đinh
Đời thứ mười: Có 157 đinh
Đời thứ mười một : Có 239 đinh
Đời thứ mười hai: Có 402 đinh
Đời thứ mười ba: Có 579 đinh
Đời thứ mười bốn: Có 848 đinh
Đời thứ mười lăm: Có 889 đinh
Đời thứ mười sáu: Có 762 đinh
Đời thứ mười bảy: Có 442 đinh (con số này còn thay đổi)
Hiện nay, ngoài các chi nhánh đã phân tách, con cháu họ Tạ sống tập trung ở Tây Giang, thị trấn Tiền Hải, Diêm Trì, Nam Hồng, Nam Trung, Trình Phố, Nam Định, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… Hằng năm đến ngày giỗ Tổ, con cháu lại cùng tề tựu nơi nhà thờ họ để tưởng nhớ công đức của tổ tiên.
Các giá trị lịch sử của dòng họ
* Truyền thống cách mạng
Thật vậy, cư tụ trên vùng đất có không ít những thách thức quyết liệt của tự nhiên, người Tây Giang vì thế không chỉ giỏi trong trị thủy, khẩn hoang mà còn tạo dựng nên những truyền thống văn hóa, lịch sử của mình.
Đặc biệt, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và cho đến ngày nay, họ Tạ đã luôn thể hiện truyền thống cách mạng của dòng họ mình. Với những tấm gương tiêu biểu làm rạng danh dòng họ như: Tạ Thị Câu: Tỉnh ủy viên (1939-1940); Tạ Ngọc Lam, tức Trần Văn Khiết: Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban cán sự Đảng tỉnh Thái Bình (1941 -1943); Tạ Ngọc Phách, tức Trần Độ: Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương, Trung tướng – Huân chương Hồ Chí Minh; Tạ Xuân Thu: Thiếu tướng, Tư lệnh đầu tiên Quân chủng Hải quân – Huân chương Hồ Chí Minh; Tạ Ngọc Giản, tức Vũ Trọng Kiên: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ)… Có 8 vị Lão thành cách mạng; 276 đảng viên ĐCSVN; 6 Mẹ Việt Nam anh hùng; 180 người đi bộ đội; 82 Liệt sĩ.
Những người con ưu tú dòng họ Tạ Tây Giang đã làm rạng rỡ trang sử vàng của dòng họ Tạ nói riêng và dân tộc Việt Nam.
Những người con ưu tú dòng họ Tạ Tây Giang đã làm rạng rỡ trang sử vàng của dòng họ Tạ nói riêng và dân tộc Việt Nam
Căn hầm bí mật là nơi họp và cất dấu vũ khí của quân và dân trong thời kỳ chống Pháp, hiện nay là di tích lịch sử cấp quốc gia
Căn hầm bí mật là nơi họp và cất dấu vũ khí của quân và dân trong thời kỳ chống Pháp, hiện nay là di tích lịch sử cấp quốc gia
Họ Tạ là dòng họ có truyền thống hiếu học nổi trội ở Tây Giang. Ngay từ đời thứ ba đã nổi lên cụ Tạ Đình Chiêm là người hiếu học và có trí thông minh, trí dũng song toàn được nhà vua trọng dụng. Tiếp đến các cụ đời thứ 4, thứ 5 đến nay đời nào cũng có người hiếu học. Có những việc làm tốt, có những ý nghĩ hay lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Có thể nói truyền thống hiếu học có lẽ xuất phát từ việc vật lộn với cuộc sống khó khăn ở vùng quê lam lũ nên nhiều thế hệ con cháu họ Tạ đã nỗ lực học hành để vượt khó vươn lên. Dòng họ có không ít người giữ những chức vụ quan trọng ở địa phương nhờ biết phấn đấu học hành. Vì vậy, có thể nói hiếu học cũng là một trong những truyền thống đã được tổ tiên họ Tạ đúc rút và thuộc về gia phong dòng họ. Làng Thư Điền trước đây có khu Văn chỉ thể hiện một làng có nền văn hiến, trong đó có sự đóng góp của các cụ họ Tạ. Việc xin đổi tên làng từ Diêm Điền thành Thư Điền; Việc viết gia phả của họ để lưu truyền lại cho con cháu mai sau là những việc làm của các cụ có tầm suy nghĩ sâu sắc, biết nhìn xa trông rộng.
Gia phong của một dòng tộc có vai trò đảm bảo cho sự tồn tại của dòng họ ấy và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của gia tộc. Họ Tạ ở xã Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình là một dòng họ không chỉ có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học mà còn có nếp sống gia phong thuần hậu, thể hiện tính cách của con người Tây Giang rất phong nhã mà thượng võ. Ngày nay, bước vào nhà thờ họ Tạ, ngay tại tòa tiền đường còn một tấm bảng lớn bằng gỗ sơn son thiếp vàng, trang trọng đề 5 truyền thống của dòng họ.
Truyền thống cần cù, dũng cảm, lao động sáng tạo;
Truyền thống hiếu học và có trí thông minh;
Truyền thống yêu Tổ quốc, mến quê hương;
Truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau;
Truyền thống tôn ty, trật tự.
Truyền thống văn hóa của dòng họ
Dòng họ nào cũng có một người làm trưởng họ, vị trí này được truyền nối từ đời này qua đời khác. Đối với dòng họ Tạ ở Tây Giang, Trưởng họ có một vai trò nhất định trong đời sống sinh hoạt dòng họ cũng như trong quan hệ giữa dòng họ với cộng đồng làng xóm, là chỗ dựa tinh thần của các thành viên trong dòng họ. Đối với dòng họ Tạ, đã có sự phân công phân nhiệm rõ ràng về cơ cấu tổ chức để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của dòng họ. Qua từng năm, dòng họ đều xem xét bầu ra những người có uy tín nhất vào Ban Trị sự dòng họ, người có chức trách cao nhất được gọi là Trưởng ban trị sự, dưới đó là một người giữ chức Phó ban, một người phụ trách việc hiếu và một người là thư ký, trưởng họ cũng nằm trong Ban trị sự. Dưới Ban trị sự dòng họ là 6 tiểu ban khác, bao gồm: Tiểu ban quản lý di tích; Tiểu ban nghi lễ; Tiểu ban hiếu; Tiểu ban tuyên truyền; Tiểu ban khuyến học khuyến tài; Tổ ban gia phả; Tiểu ban phụ trách các khu vực.
Đền thờ Thủy Đức Tôn thần Tạ Quốc Công, hay còn gọi là Đình Chính, là một di tích có giá trị tương đối tổng hợp, với nội dung phong phú, đình vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật. Đây là một di tích có giá trị lịch sử vô cùng quý báu, là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật của cha ông ta từ xưa để lại để con cháu tưởng nhớ đến cha ông, để dân làng tưởng nhớ đến những người đã có công với làng xã. Di tích đình Chính có ý nghĩa tư liệu vật chất phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc, giáo dục thế hệ mai sau. Đồng thời, đây là nơi thờ phụng Thành Hoàng làng – cũng chính là một nhân vật xuất chúng của dòng họ Tạ (Tạ Quốc Công). Ngôi đình thể hiện sự thành kính của nhân dân Tây Giang, hàng ngày vẫn khói hương nghi ngút.
Z4494612042350 7c7f1c520102b919b6065876d4b21423
Dòng họ và đạo thờ gia tiên là nét đặc sắc của văn hóa Việt. Họ Tạ ở Tây Giang là một trong những dòng họ sớm có ý thức xây dựng nhà thờ tổ để hàng năm con cháu tế lễ. Việc làm này không chỉ tỏ lòng thành kính với tổ tiên mà còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục truyền thống hướng về cội nguồn cho con cháu trong dòng họ. Con cháu hiểu biết về truyền thống của tổ tiên sẽ xây đắp niềm tự hào và nỗ lực để phát huy truyền thống quý báu đó. Ngay từ thế kỷ XVII, họ Tạ đã có nhà thờ tổ – đây là một trong số ít dòng họ ở Thái Bình có nhà thờ tổ sớm nhất.
Từ đường họ Tạ là nơi thể hiện sự thành tâm của toàn gia tộc đối với những bậc tiền nhân. Đây vừa là nơi thờ phụng, tưởng niệm những nhân vật có công với dòng họ, với quê hương, đất nước. Cũng là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị từ thời Lê như: Bốn sắc phong, gia phả chữ Hán đã được dịch ra chữ quốc ngữ, ngai thờ, án thờ, bát biểu, nhiều hoành phi, câu đối, đại tự, đồ thờ bằng đồng… Chính vì thế, đây là nguồn tài liệu vật chất lớn, một hiện vật sống để tuyên truyền, giáo dục con cháu đời sau ghi nhớ công đức của tổ tiên và không quên cội nguồn, gốc rễ của mình.
Về những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của mình, nhà thờ họ Tạ cùng với di tích đình Tổ và Chùa Thư Điền đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1990.
Z4494585214487 11919d4f53128b3f85877ada993ec252
Chủ tịch hội đồng họ Tạ Việt Nam-ông Tạ Quyết Thắng cùng Ban trị sự, chính quyền cắt băng khánh thành nhà thờ 29/03/2021
Chủ tịch hội đồng họ Tạ Việt Nam-ông Tạ Quyết Thắng cùng Ban trị sự, chính quyền cắt băng khánh thành nhà thờ 29/03/2021
Chủ tịch hội đồng họ Tạ Việt Nam-ông Tạ Quyết Thắng trao lẵng tươi thắm cho Trưởng ban trị sự nhà thờ-ông Tạ Văn Toàn đón nhận trong không hoan hỉ, vui tươi, ấm cúng trong tình thân tộc
Chủ tịch hội đồng họ Tạ Việt Nam-ông Tạ Quyết Thắng trao lẵng hoa tươi thắm cho Trưởng ban trị sự nhà thờ-ông Tạ Văn Toàn đón nhận trong không hoan hỉ, vui tươi, ấm cúng trong tình thân tộc
Các giá trị văn hóa tinh thần của dòng họ
– Giỗ họ
Thông thường trước khi diễn ra phần tế lễ và hát chèo tại nhà thờ tổ là phần hoạt động của hội khuyến học dòng họ, có một bàn đón tiếp tấm lòng đóng góp của con cháu để gây quỹ khuyến học và gây quỹ xây dựng, tu bổ nhà thờ họ, ai có điều kiện thì góp nhiều, ai có ít thì góp ít. Trong không khí náo nức, thành kính hướng về ngày giỗ tổ, đây cũng là dịp các gia đình, thành viên trong họ họp mặt đông đủ, hỏi thăm nhau về công việc làm ăn, học hành, tình hình gia đình. Ngày giỗ tổ cũng là dịp để những người cùng dòng tộc có dịp chia sẻ, quan tâm, gần gũi và cảm thông với nhau.
Họp họ là một hoạt động để mọi người trong cùng họ tộc gặp gỡ nhau, trao đổi và nói chuyện về những gì đã trải qua trong năm, về những dự định năm mới. Các cuộc họp họ thường diễn ra với sự thống nhất ý kiến cao, dựa trên tinh thần xây dựng của tất cả các thành viên tham gia.
Lễ chạp họ của Tạ tộc diễn ra theo các phần chính: Đầu tiên là con cháu tập trung đi viếng mộ, nhiệm vụ của người trẻ là dọn dẹp, phát cỏ dại, vun vén phần mộ của những người trong họ, còn những người cao niên trong họ sẽ giải thích rõ thân tính người đã mất trong từng ngôi mộ cho con cháu biết.
Sau lễ cúng sẽ tập trung tổng kết buổi chạp họ. Ban trị sự sẽ chủ trì, thông báo những việc làm được và chưa làm được của dòng họ trong năm, từ việc con cháu đóng góp xây dựng, tu sửa mộ phần, viết lại gia phả cho đến việc nhắc nhở con cháu sống và làm việc hữu ích, khen thưởng con cháu đạt thành tích cao trong học tập… Kết thúc buổi họp, mọi người quây quần bên mâm cỗ ăn uống chuyện trò vui vẻ, tạo nên không khí ấm cúng trong những ngày cuối đông.
Z4494612032094 21860ec3f0030401e7e96fa0d45dbf40
Z4494612034215 29c7200fc847020b244e3e3cdcffc501
Z4494612032396 Dfcea3036ad544a17cf24210304d9e27
– Ý thức hướng về cội nguồn và niềm tự hào dòng họ
Ý thức về cội nguồn dòng họ được thể hiện trước hết ở việc từng thành viên luôn tự hào trước những truyền thống của dòng họ mình. Đối với dòng họ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp cách mạng và có nhiều người thành đạt như họ Tạ thì niềm tự hào ấy càng được thể hiện mạnh mẽ và rõ nét hơn. Trong quá trình đi thu thập tư liệu và khảo sát tại Tây Giang, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với nhiều người trong họ thuộc nhiều lứa tuổi (già, trung niên, thanh niên), giới tính (nam, nữ), thành phần xã hội (công nhân, nông dân, trí thức…). Họ đều thể hiện niềm tự hào về cội nguồn và sự thành đạt của dòng họ mình. Điều đó không chỉ được thể hiện qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ mà còn qua vốn hiểu biết của họ về nguồn gốc của dòng họ và những nhân vật có tiếng của dòng họ mình.
Qua nghiên cứu gia phả, qua tìm hiểu thực tế về dòng họ Tạ cùng một số tư liệu tản mạn về dòng họ. Có thể thấy rằng, họ Tạ là một dòng họ lớn, phát triển mạnh và ngày càng mở rộng địa bàn sinh sống. Từ những ngày đầu khó khăn đến đất Diêm Điền lập ấp, cụ Thủy tổ họ Tạ đã chứng tỏ bản lĩnh, chí khí vững vàng để ngày sau con cháu họ Tạ noi gương lập nên nhiều chiến tích hiển hách, đáng để người đời nể trọng. Đến nay đã tồn tại đến đời thứ 17, 18, họ Tạ ngày càng tỏa bóng đi muôn phương. Nhưng con cháu của dòng họ vẫn luôn ghi nhớ tìm về gốc rễ. Và ngày nay, tại địa phương những người con của họ Tạ vẫn có mối quan hệ thân tình gắn bó với các dòng họ khác, góp sức vào sự ổn định và phát triển của Tây Giang.
Đoàn hội đồng họ Tạ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm trước cổng nhà Thờ họ Tạ Thư Điền năm 2021
Đoàn hội đồng họ Tạ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm trước cổng nhà Thờ họ Tạ Thư Điền năm 2021
Nét nổi bật trong văn hóa của dòng họ Tạ đó là sự vững vàng vượt qua những bước thăng trầm của lịch sử, dù trải bao khó khăn con cháu họ Tạ ở Tây Giang vẫn phát huy truyền thống của cha ông mình đó là: Truyền thống cách mạng – sáng ngời những tấm gương anh dũng, kiên cường của những người con họ Tạ; Truyền thống vượt khó vươn lên học hành.
Ảnh: Tạ Ngọc Nam-P.BLSHTVN, Bài: Thạc sĩ khoa học lịch sử Phạm Thị Thúy

Trả lời