ĐẤT NGHỆ AN VÀ CÔNG THẦN TẠ CÔNG LUYỆN
Khi vua Lê Thánh Tông quyết định đánh chiếm Chiêm Thành, sáp nhập vào Đại Việt, năm 1470, vua giao cho Tạ Công Luyện thống lĩnh quân đội Triều Lê. Tạ Công Luyện đã sát cánh cùng vua Lê Thánh Tông lập nên chiến công hiển hách.
Khi ổn định nước nhà, mở mang bờ cõi, Tạ Công Luyện là một trong những công thần đã góp nhiều công sức cả văn lẫn võ.
Tạ Công Luyện được vua sắc phong cho danh hiệu: “Tướng Công Khâm Mệnh Luyện Khê Hầu”, cuối năm 1471, được vua giao Phó sứ đồn điền, với nhiệm vụ di dân lập ấp, khai hoang từ Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên đến Nghệ An để bình định cư dân và sản xuất quân lương cho vương triều. Ngài chọn phía Tây Nam, Diễn Châu đặt bản doanh để lập trang trại.
Ngài được triều Lê đặt cho tên là “ Đồn Điền Biệt Sở Tộc”, được triều Nguyễn ban cho là “ Lạc Sở Thôn Bút Điền Xã” với sự khai khẩn trong 10 năm, đã lên 400 mẫu, thu hút các tộc họ Nguyễn, Trần, Võ, Trương… đến lập nghiệp, biến nơi đây thành mãnh đất trù phú từ Diễn Cát đến Diễn Lợi và một số nơi khác chưa kể đến. Với công trạng lúc thời chiến đem lại thắng lợi, vào thời bình đem lại an cư lạc nghiệp cho nhân dân, nên khi Tạ Công Luyện qua đời vào ngày 05/4/1510, triều đình cho Quốc sư địa lý đến tìm đất mai táng tại Diễn Thọ. Triều đình cũng sắc phong là “Bổn Cảnh Thành Hoàng”, “Phó sứ Luyện Khê Hầu Dũng Lượng Danh uy”, “Gia tặng Thành Hoàng”.
Các triều đại đều tán dương công trạng của Tổ Tạ tiên sinh. Cũng thế, ngày nay, tại Nghệ An tên Tạ Công Luyện được đặt ở TP Vinh, phường Hồng Sơn. Tổ đường và Lăng mộ được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa.
Sau ngày hòa bình, dòng Tộc Tạ khôi phục giổ Thần tổ vào rằm tháng giêng hàng năm. Ba năm một lần, do xã tổ chức lễ Thành hoàng bổn cảnh. Năm 2002 khánh thành trùng tu quần thể đền thờ diện tích 2000m2. Dòng tộc Tạ truyền đến đời thứ 19. Con cháu họ Tạ có nhiều người thành đạt trong xã hội và ở nước ngoài. Họ có tính cộng đồng và giàu lòng nhân hậu, biến thành truyền thống của nhân dân xứ Nghệ. Nghệ An ngày nay, Tộc Tạ là dòng họ lớn nhất, đông nhất. Nghệ An là tỉnh lớn nhất nước, thuộc Bắc Trung Bộ. Danh từ Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông(1030) thay cho Hoan Châu. Nghệ An cũng là vùng đất được Quang Trung chọn làm nơi dưỡng quân, luyện tập, chiêu nạp binh mã để thần tốc ra đánh quân Thanh năm Kỷ dậu. Vua Quang Trung có ý định chọn Nghệ An làm kinh đô tương lai của Tây Sơn nên gọi là Trung Đô.
Con cháu họ Tạ- Diễn Châu, Nghệ An luôn tự hào về một dòng tộc đã mở mang bờ cỏi một thời cùng vua chúa, tự hào về Thần tổ Tạ Công Luyện.
Ngày nay dòng tộc Tạ vẫn tiếp tục góp phần xây dựng quê hương để tỏ lòng tri ân, ngưỡng vọng tổ tiên.
Hậu duệ của Thần tổ Tạ Công Luyện đã và đang có nhiều đóng góp cho cộng đồng cũng như tham gia tích cực vào Hội đồng họ Tạ Việt Nam.
Ngày 05/02/2023- nhằm vào 15 tháng Giêng năm Quí Mão, ông Tạ Quyết Thắng- Chủ tịch Hội đồng họ Tạ Việt Nam và ông Tạ Duy Bình- Phó Chủ tịch Thường trực, ông Tạ Ngọc Nam-PCT.HĐHTVN-khu vực miền Nam, ông Tạ Trung Bắc-PCT.HĐHTVN-CT.CLB Doanh Nhân, ông Tạ Hữu Hiểu-PCT.HĐHTVN khu vực Bắc Trung Bộ cùng các thành viên khác đã về dự lễ và dâng hương tổ thần hoàng Tạ Công Luyện. Hiện nay hậu duệ của Thần tổ Tạ Công Luyện đã và đang có nhiều đóng góp cho cộng đồng cũng như tham gia tích cực vào Hội đồng họ Tạ Việt Nam.
Khi ổn định nước nhà, mở mang bờ cõi, Tạ Công Luyện là một trong những công thần đã góp nhiều công sức cả văn lẫn võ.
Tạ Công Luyện được vua sắc phong cho danh hiệu: “Tướng Công Khâm Mệnh Luyện Khê Hầu”, cuối năm 1471, được vua giao Phó sứ đồn điền, với nhiệm vụ di dân lập ấp, khai hoang từ Quảng Bình, Quảng Trị Thừa Thiên đến Nghệ An để bình định cư dân và sản xuất quân lương cho vương triều. Ngài chọn phía Tây Nam, Diễn Châu đặt bản doanh để lập trang trại.
Ngài được triều Lê đặt cho tên là “ Đồn Điền Biệt Sở Tộc”, được triều Nguyễn ban cho là “ Lạc Sở Thôn Bút Điền Xã” với sự khai khẩn trong 10 năm, đã lên 400 mẫu, thu hút các tộc họ Nguyễn, Trần, Võ, Trương… đến lập nghiệp, biến nơi đây thành mãnh đất trù phú từ Diễn Cát đến Diễn Lợi và một số nơi khác chưa kể đến. Với công trạng lúc thời chiến đem lại thắng lợi, vào thời bình đem lại an cư lạc nghiệp cho nhân dân, nên khi Tạ Công Luyện qua đời vào ngày 05/4/1510, triều đình cho Quốc sư địa lý đến tìm đất mai táng tại Diễn Thọ. Triều đình cũng sắc phong là “Bổn Cảnh Thành Hoàng”, “Phó sứ Luyện Khê Hầu Dũng Lượng Danh uy”, “Gia tặng Thành Hoàng”.
Các triều đại đều tán dương công trạng của Tổ Tạ tiên sinh. Cũng thế, ngày nay, tại Nghệ An tên Tạ Công Luyện được đặt ở TP Vinh, phường Hồng Sơn. Tổ đường và Lăng mộ được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa.
Sau ngày hòa bình, dòng Tộc Tạ khôi phục giổ Thần tổ vào rằm tháng giêng hàng năm. Ba năm một lần, do xã tổ chức lễ Thành hoàng bổn cảnh. Năm 2002 khánh thành trùng tu quần thể đền thờ diện tích 2000m2. Dòng tộc Tạ truyền đến đời thứ 19. Con cháu họ Tạ có nhiều người thành đạt trong xã hội và ở nước ngoài. Họ có tính cộng đồng và giàu lòng nhân hậu, biến thành truyền thống của nhân dân xứ Nghệ. Nghệ An ngày nay, Tộc Tạ là dòng họ lớn nhất, đông nhất. Nghệ An là tỉnh lớn nhất nước, thuộc Bắc Trung Bộ. Danh từ Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông(1030) thay cho Hoan Châu. Nghệ An cũng là vùng đất được Quang Trung chọn làm nơi dưỡng quân, luyện tập, chiêu nạp binh mã để thần tốc ra đánh quân Thanh năm Kỷ dậu. Vua Quang Trung có ý định chọn Nghệ An làm kinh đô tương lai của Tây Sơn nên gọi là Trung Đô.
Con cháu họ Tạ- Diễn Châu, Nghệ An luôn tự hào về một dòng tộc đã mở mang bờ cỏi một thời cùng vua chúa, tự hào về Thần tổ Tạ Công Luyện.
Ngày nay dòng tộc Tạ vẫn tiếp tục góp phần xây dựng quê hương để tỏ lòng tri ân, ngưỡng vọng tổ tiên.
Hậu duệ của Thần tổ Tạ Công Luyện đã và đang có nhiều đóng góp cho cộng đồng cũng như tham gia tích cực vào Hội đồng họ Tạ Việt Nam.
Ngày 05/02/2023- nhằm vào 15 tháng Giêng năm Quí Mão, ông Tạ Quyết Thắng- Chủ tịch Hội đồng họ Tạ Việt Nam và ông Tạ Duy Bình- Phó Chủ tịch Thường trực, ông Tạ Ngọc Nam-PCT.HĐHTVN-khu vực miền Nam, ông Tạ Trung Bắc-PCT.HĐHTVN-CT.CLB Doanh Nhân, ông Tạ Hữu Hiểu-PCT.HĐHTVN khu vực Bắc Trung Bộ cùng các thành viên khác đã về dự lễ và dâng hương tổ thần hoàng Tạ Công Luyện. Hiện nay hậu duệ của Thần tổ Tạ Công Luyện đã và đang có nhiều đóng góp cho cộng đồng cũng như tham gia tích cực vào Hội đồng họ Tạ Việt Nam.
Cùng ngày đoàn HĐHTVN do ông Tạ Quyết Thắng dẫn đầu đã dâng hương Đền Đạu- nơi thờ tướng Cao Sơn Long Thần từ thời An Dương Vương, một công trình tâm linh cấp Tỉnh do con cháu họ Tạ phục dựng năm 2012 với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Trước khi đoàn HĐHTVN ra về có viếng đền Chuông-nơi thờ Vua An Dương Vương và dâng hương mộ cụ Tạ Công Luyện- một di tích cấp Tỉnh.
Thật tự hào và xúc động trước tình nghĩa và tâm huyết của những người con họ Tạ-Diễn Châu nói riêng và cả nước nói chung.
Diễn Cát, Diễn Châu, Nghệ An 5/2/2023
Tin và ảnh Tạ Phạm Bích Thủy và Tạ Đức Thu ( Phó ban truyền thông )