PGS.TS.TẠ VĂN BÌNH-CHỦ TỊCH NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI ĐƯỜNG VIỆT NAM

PGS.TS. Tạ Văn Bình – Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam – nhận định, tuy đã được nâng cao kiến thức về bệnh đái tháo đường, song, có không ít người bệnh hiểu sai về tầm quan trọng của chế độ ăn uống trong điều trị bệnh, gây hại tới sức khỏe cơ thể.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân mắc đái tháo đường tai Bệnh viện Hữu nghị ngày 30/11.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân mắc đái tháo đường tai Bệnh viện Hữu nghị ngày 30/11.

“Đái tháo đường không chỉ đơn thuần điều trị bằng thuốc như một số bệnh khác, mà còn có chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Đây là ba chân kiềng của điều trị đái tháo đường, không được xem nhẹ bất kỳ một chân kiềng nào” – PGS.TS. Tạ Văn Bình chia sẻ.

Tuy nhiên, nhiều người bệnh đái tháo đường coi thường chế độ ăn uống, hiểu sai do thiếu kiến thức về dinh dưỡng nên có chế độ ăn quá nghiêm khắc hoặc quá bừa bãi, khiến cho họ không điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời, mắc thêm các vấn đề khác về mặt sức khỏe thể chất.

“Trình độ và kiến thức thực hành về dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường bị thiếu hụt quá nhiều” – PGS.TS. Tạ Văn Bình nói.

Lấy ví dụ cụ thể, PGS.TS. Tạ Văn Bình cho biết từng điều trị, tư vấn cho một nữ bệnh nhân mắc đái tháo đường mới ngoài 30 tuổi. Vì được hướng dẫn chế độ ăn uống kiêng khem quá khắc nghiệt nên nữ bệnh nhân này đã bị suy kiệt cơ thể, khiến cô có nguy cơ bị đột tử cao hơn rất nhiều lần so với những người mắc bệnh đái tháo đường khác. Ông cũng từng gặp một bệnh nhân mới chỉ 9 tuổi, nhưng đã mắc đái tháo đường do sai lầm về chế độ dinh dưỡng.

Sai lầm lớn của người đái tháo đường: Coi thường chế độ ăn uống ảnh 1

PGS.TS. Tạ Văn Bình – Chủ tịch Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam.

Bên cạnh đó, với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, nhiều người bệnh đái tháo đường tin tưởng vào những lời khuyên vô căn cứ trên mạng xã hội, ví dụ sử dụng chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn đường bột, hoặc chỉ ăn gạo lứt, muối mè để thanh lọc cơ thể, ăn quá ít, để hạn chế nạp đường cho cơ thể, với hi vọng bệnh sẽ hết khi cơ thể không được cung cấp đường…

Theo PGS.TS. Tạ Văn Bình, những sai lầm này đều bắt nguồn từ việc người bệnh thiếu hụt kiến thức về dinh dưỡng và cơ thể. Do đó, ông khuyến cáo người dân, người bệnh tự học nâng cao kiến thức cơ bản về y tế để dự phòng bệnh và biến chứng của bệnh; có chế độ thăm khám, dinh dưỡng theo đúng khuyến cáo; không tin theo các lời khuyên không có cơ sở và phải tới bệnh viện khi cần khám, chữa bệnh.

Người bệnh đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn uống như thế nào?

Theo các chuyên gia của Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam, người bệnh đái tháo đường cần hiểu đúng về chế độ ăn. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường không phải kiêng đường tuyệt đối mà cần phải cung cấp đủ đường theo nhu cầu của cơ thể, bởi vì nếu cơ thể thiếu đường sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy, ví dụ suy giảm trí nhớ, teo não.

Bên cạnh đó, không có một chế độ ăn chung cho toàn bộ người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn phù hợp phải dự vào sở thích, đặc điểm hấp thu của cá nhân đó, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, kiên nhẫn tìm ra chế độ ăn phù hợp với bản thân.

Một chế độ ăn uống thích hợp phải cung cấp đủ calo cho hoạt động sống bình thường, cân đối tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường, bổ sung đủ vi chất, phối hợp với thuốc điều trị và luyện tập, phân bố bữa ăn hợp lý.

Sai lầm lớn của người đái tháo đường: Coi thường chế độ ăn uống ảnh 2

Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không được tự ý đặt chế ăn kiêng chống béo cho mình mà phải do bác sĩ chỉ định hoặc đồng ý. Chế độ ăn, số lượng bữa ăn phụ thuộc vào thuốc uống điều trị, liều lượng và số lần tiêm insulin.

Người bệnh cần lưu ý đảm bảo giữ lịch các bữa ăn, không bỏ bữa dù không muốn ăn; ăn chậm, nhai kỹ; không ăn quá nhiều; loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ, sử dụng nhiều thức ăn ít năng lượng, ví dụ: rau, nấm khô, dưa chuột…; chế biến thức ăn dạng luộc, nấu, tránh thực phẩm chiên, rán, hạn chế ăn mặn, tránh các đồ uống có cồn…

Ngoài ra, khi ăn kiêng, người bệnh cần chú ý giảm dần số lượng thức ăn theo thời gian và duy trì chế độ ăn theo lời khuyên của bác sĩ; nên ăn no, đủ chất vào bữa sáng, bữa trưa ăn trung bình và bữa tối ăn nhẹ.

PGS.TS. Tạ Văn Bình, Chủ tịch hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam cho hay, ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 trẻ tuổi ngày càng phát triển và nhanh, người trẻ nhất là 9 tuổi.
Tại chương trình công bố “Tuần lễ Quốc tế phòng chống bệnh Nội tiết – Đái tháo đường” diễn ra chiều ngày 26/6 tại Hà Nội, PGS.TS. Tạ Văn Bình, Chủ tịch hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam đã chia sẻ thêm với phóng viên về thực trạng bệnh Đái tháo đường tại Việt Nam hiện nay.

Thưa PGS.TS. Tạ Văn Bình, ông đánh giá như thế nào về thực trạng bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam hiện nay?

Vào những năm cuối thế kỷ XX, các chuyên gia hàng đầu thế giới về bệnh lý nội tiết chuyển hoá đã có một tiên lượng sự tiến triển của bệnh Đái tháo đường sẽ vô cùng phức tạp.

Tất cả những nhận định, đánh giá đều khác xa so với thực tế, vì phát triển của bệnh này quá nhanh. Đây là bệnh phát triển nhanh nhất trên thế giới, không có sự phân biệt về màu da, sắc tộc cũng như không có sự phân biệt về đẳng cấp, là bệnh đến với mọi người mọi nhà đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Nó khác xa so với tư tưởng trước đây cho rằng bệnh Đái tháo đường là bệnh của nhà giàu, thực ra bệnh Đái tháo đường càng nghèo bao nhiêu thì bệnh càng nặng bấy nhiêu.

Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới, nhưng là 1  trong 10 quốc gia có tỷ lệ phát triển bệnh Đái tháo đường nhanh bậc nhất của Châu Á – Thái Bình Dương.

Sức khỏe - Bất ngờ với độ tuổi mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam: Người trẻ nhất mới 9 tuổi!

PGS.TS. Tạ Văn Bình trao đổi với PV về thực trạng phát triển của bệnh Đái Tháo đường.

Đây là điều rất đáng lo ngại. Chúng ta biết rằng Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, không khác với các quốc gia đang phát triển khác. Tức là tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh Đái tháo đường rất nhanh.

Theo ông, nguyên nhân do đâu mà bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam lại phát triển nhanh như vậy?

Do trình độ, hiểu biết của người bệnh Đái tháo đường chưa đạt được mức độ như mong muốn.

Thêm nữa, tất cả các quốc gia đang phát triển đều vướng phải điều kiện càng nghèo bao nhiêu càng không có tiền khám chữa bệnh, cho nên 80% những người mắc bệnh Đái tháo đường ở các quốc gia đang phát triển được chẩn đoán muộn và tử vong sớm.

Ở Việt Nam, còn một đặc điểm nữa là tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 trẻ tuổi ngày càng phát triển và nhanh. Người trẻ nhất là 9 tuổi, đây là một trong những đặc điểm rất đáng lo ngại.

Nguyên nhân dẫn đến Đái tháo đường tuýp 2 là do gen, nhớ lại cách đây mấy chục năm về trước đưa ra một lý thuyết về gen tiết kiệm do một nhà bác học ở Anh tìm ra gen này. Quá trình tiến triển của loài người, khi ăn thừa năng lượng thì gen tiết kiệm sẽ giữ năng lượng lại và sẽ để dùng khi thiếu. Nhưng, hiện tại khi ăn uống đã đầy đủ rồi thì năng lượng dư thừa ấy được tích luỹ lại dễ dẫn đến gây bệnh.

Thêm nữa, điều kiện để phát triển gen tiết kiệm ấy chính là lối sống như: Hoạt động thể lực ít, ăn uống dư thừa quá nhiều và cuối cùng là stress…

Sức khỏe - Bất ngờ với độ tuổi mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam: Người trẻ nhất mới 9 tuổi! (Hình 2).

PGS.TS. Tạ Văn Bình cho biết trường hợp mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam trẻ nhất là 9 tuổi (Ảnh: Nguyễn Tùng).

Ông có nói về độ tuổi mắc Đái tháo đường ở Việt Nam mới phát hiện trường hợp 9 tuổi, còn trên thế giới độ tuổi mắc Đái tháo đường là bao nhiêu?

Trường hợp 9 tuổi này ở Hà Nội, bé có cân nặng quá lớn 100kg, bố mẹ cho cháu đến khám vì thấy cân nặng của con tăng cao, lúc đó thì chúng tôi phát hiện ra bé bị mắc Đái tháo đường.

Độ tuổi trên thế giới khoảng 20 năm trước phát hiện bệnh Đái tháo đường tuýp 2 thường phải trên 40 tuổi. Nhưng, đến nay, lứa tuổi mắc bệnh Đái tháo đường chung ở trên thế giới đều trên 40 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt, người trẻ nhất đáng buồn lại là ở Việt Nam mới có 9 tuổi. Thực tế, ở Việt Nam có tới 15-20% trẻ béo phì, đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Đái tháo đường.

Sức khỏe - Bất ngờ với độ tuổi mắc bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam: Người trẻ nhất mới 9 tuổi! (Hình 3).

Ở Việt Nam có tới 15-20% trẻ béo phì, đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Đái tháo đường.

Theo ông, cần làm gì để có thể hạn chế được căn bệnh được gọi là loại “bệnh dịch toàn cầu” này?

Tất cả những điều này có thể hạn chế được, nếu như trình độ hiểu biết của cộng đồng được nâng cao, đặc biệt là trình độ của thầy thuốc chữa bệnh Đái tháo đường cần phải chính xác và được cập nhật thường xuyên.

Người bệnh, cộng đồng xã hội cần phải hiểu rõ về căn bệnh này và cả cách phòng chống… Bệnh Đái tháo đường phải được giáo dục từ bé, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Xin cảm ơn ông!

Có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh

Theo thống kê của bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,53 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường… Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần. 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Tạ Ngọc Nam-PCT.HĐHTVN-BLSHTVN sưu tầm theo nguồn: afamily.vn, suckhoevadoisong.vn.viettimes…

Trả lời