GS TẠ QUANG BỬU- MỘT TRÍ THỨC UYÊN BÁC-LÊ QUÝ ĐÔN THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

 
Giáo sư Tạ Quang Bửu (23/07/1910-21/08/1986)
Giáo sư Tạ Quang Bửu (23/07/1910-21/08/1986)
GS Tạ Quang Bửu là nhà hoạt động khoa học và giáo dục nổi tiếng . Thời trẻ, ông từng học ở trường Đại học Oxford của Anh, có bằng Toán học cao cấp của Pháp .
Sau cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cũng là người thay mặt Quân đội nhân dân Việt Nam ký văn bản quân sự của Hiệp định Geneva. Hòa bình lập lại, ông được giao trách nhiệm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước và giám đốc Trường Đại học Bách khoa HàNội .
Sau đó, với cương vị Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông đã có nhiều cải cách nền giáo dục nước nhà . Giáo sư Tạ Quang Bửu được đánh giá là một nhà thông thái, một trí thức uyên bác . Ông có nhiều công trình nghiên cứu khoa học như nguyên tử hạt nhân, vũ trụ tuyến, sóng, vật lý cương yếu, hạt cơ bản . Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I vào ngày 10 tháng 9 năm 1996 .

NHÀ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG

            2tqb
          
“Bố tôi sinh năm 1910 khi sao chổi Halley xuất hiện và mất năm 1986 khi sao chổi Halley trở lại, đúng một chu kỳ 76 năm…” -theo lời  ông Tạ Quang Chính, người con thứ tư của cố GS Tạ Quang Bửu cho biết.
 
 
GS TẠ QUANG BỬU sinh ngày 23/7/1910 tại làng Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho yêu nước. Cha là cụ cử nhân nho học Tạ Quang Diễm. Mẹ là bà Nguyễn Thị Đào (tức nữ sĩ Sầm Phố) có nhiều bài thơ vịnh cảnh nghèo, gửi gắm chút tình non nước in trên các báo Tiếng Dân, Phụ Nữ Thời Đàm…Năm 1917, ở phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, mở kỳ thi cho những học sinh bảy tuổi, thi cả chữ Hán, Việt văn và toán, do ông nghè Đinh Văn Chấp chấm. Cậu bé Bửu đỗ cao và từ đấy nổi tiếng học giỏi.
Năm 1929, là học sinh Trường Bưởi (Hà Nội), Tạ Quang Bửu đỗ đầu kỳ thi tú tài bản xứ (chương trình học và thi rất nặng). Sau đó, ông thi cùng học sinh các trường Tây, đỗ đầu tú tài Tây ban toán, và đỗ hạng ưu tú tài Tây ban triết. Toán học và triết học là hai môn được ông yêu thích ngay từ khi còn trẻ.
Đỗ cao nên ông nhận được học bổng của Hội Như Tây du học (một hội khuyến học của Nam triều) để sang Pháp học tiếp. Trước đó, vào năm 1928, các ông Nguyễn Xiển và Hoàng Xuân Hãn cũng đã nhận được học bổng của Hội này để đi du học. Nổi danh học giỏi từ nhỏ ,đến năm 1929, ông đỗ đầu tú tài bản xứ và tú tài Tây môn Toán và đỗ hạng cao tú tài Triết . Thành tích tuyệt vời này đã giúp ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du Học Trung Kỳ để sang Pháp học.
Đến Paris, ngành học đầu tiên ông Bửu chọn là Toán học. Các giáo sư Pháp rất quý ông về sự nhạy cảm toán học và óc suy luận thông minh, sắc bén. Sau này, GS. Lê Văn Thiêm kể lại: Trong kỳ thi lấy một chứng chỉ rất khó, hơn 100 người dự thi, chỉ có 4 người đỗ trong đó có ông Bửu. Sau khi theo học chương trình cử nhân khoa học tại Đại học Sorbonne (Paris), ông Bửu xuống Bordeaux để học thêm thầy Trousset về cơ học. Ông đọc kỹ cuốn Cơ học của Rauth và làm hầu hết các bài tập trong đó. Rồi ông dự thi và nhận được học bổng của Đại học Oxford bên Anh. Tại đây ông có cơ hội trau dồi tiếng Anh, nhất là về mặt ngữ âm và hội thoại, cũng như học cơ học lượng tử qua các xêmina. Năm 1938, ông lại có dịp trở lại nước Anh dự Trại Tráng sĩ của Tổ chức Hướng đạo Thế giới, thi lấy bằng trại trưởng. Một mẩu chuyện vui: Ông phải thi thuyết giáo về kinh Phúc Âm tại một nhà thờ Tin lành ở Anh, hấp dẫn đến mức có người tưởng ông là… mục sư! Trở về nước năm 1934, ông về nước sau 5 năm học ở nhiều trường Pháp và Anh. Liền 7 năm sau đó, ông từ chối làm quan, chỉ nhận dạy Toán và tiếng Anh tại Trường Thiên Hựu, một trường trung học tư ở Huế. Ông nhận thấy khó có thể hiểu sâu văn hóa Việt Nam và phương Đông nếu không học kỹ chữ Hán. Ông lên Bến Ngự xin thụ giáo cụ Phan Bội Châu, miệt mài nghiền ngẫm loại văn tự khó bậc nhất thế giới này. Ông dần tự đọc hiểu Luận Ngữ của Khổng Tử, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, Nam Hoa Kinh của Trang Tử và nhiều tác phẩm kinh điển khác của triết học phương Đông trong nguyên văn Hán ngữ. Vốn kiến văn uyên bác ấy giúp ông gặt hái nhiều thành quả về sau…
3tqb
5 năm du học, ông tận dụng để thu hoạch được nhiều kiến thức và theo học nhiều giáo sư có tiếng, không vì bằng cấp
4tqb
Năm 1934, Tạ Quang Bửu (đứng giữa) về nước, ở Huế và dạy Trường Thiên Hựu. Ông còn làm ở Hãng điện SIPEA rồi làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung kỳ. Ông sáng lập nhóm trí thức “sẵn sàng phục vụ nhân dân và đất nước” với tên gọi Trách nhiệm
5tqb
Giữa tháng 8/1945, GS Tạ Quang Bửu (hàng đứng, thứ hai từ phải sang) cùng LS Phan Anh ra Hà Nội tham gia chính quyền cách mạng non trẻ. Với nhiệm vụ Thư ký tiếng Anh, Tham nghị trưởng Bộ ngoại giao, ông tham gia Hội nghị Sơ bộ rồi Hội nghị Fontainebleau. Các hội nghị hoà hoãn không thành công, ông lên chiến khu tham gia Chính phủ Kháng chiến.
Tháng 01/1946,Tạ Quang Bửu được bầu làm đại biểu Quốc Hội ở tỉnh Hà Tĩnh . Ông được cử giữ chức Thứ trưởng Quốc Phòng trong Chính Phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đứng đầu vào tháng 03/1946 . Trong những ngày nước sôi lửa bỏng ấy, Tạ Quang Bửu là một trong những thành viên trong phái đoàn đàm phán của Chính Phủ Việt Nam với Pháp tại Đà Lạt.
Trong thời gian tham dự Hội nghị Fontainebleau tại Pháp, ông tìm mua và đưa về nước rất nhiều sách khoa học kỹ thuật quý giá đối với ngành quân giới trong kháng chiến chống Pháp . Ngoài ra ,ông chính là người tiến cử với Bác Hồ những trí thức Việt Nam đang sinh sống tại Pháp như Phạm Quang Lễ ( sau được Bác đổi tên thành Trần Đại Nghĩa ) .Trần Hữu Tước, Võ Qúy Huân …Những người sau đó đã từ bỏ tất cả để theo Hồ Chủ Tịch trở về phụng sự đất nước và dân tộc. Giáo sư Tạ Quang Bửu tham gia Tổng Quân ủy, làm ủy viên Hội Đồng Quốc Phòng tối cao và trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng từ năm 8/1947 đến tháng 7/1948 . Khi Bộ Quốc phòng được tổ chức lại, ông giữ chức Thứ trưởng , lo công tác hậu cần và thay mặt Bộ trưởng Võ Nguyên giáp đi thị sát các mặt trận để về báo cáo lại tình hình trong các phiên họp Hội đồng Chính Phủ, giúp Bộ trưởng trong công tác khoa học kỹ thuật quân sự .
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngành quân giới non trẻ đã khiến giặc Pháp kinh hoàng vì những loại vũ khí tự tạo; trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu rất quan tâm giúp đỡ Cục trưởng Cục Quân giới Trần Đại Nghĩa nghiên cứu chế tạo bazooka và một số loại vũ khí khác để cung ứng cho các chiến trường . Đến tháng 04/1947 đạn bazooka được sản xuất hàng loạt. Nhưng trước đó một tháng , đoàn xe tăng và xe bọc thép của quân Pháp hành quân lên vùng Chương Mỹ, nơi đứng chân tạm thời của Chính phủ ta,Trung đoàn Thủ đô dùng đạn bazooka bắn hỏng nhiều xe đi đầu, cả đoàn xe của địch phải quay đầu rút chạy .
Năm 1952,  giáo sư-viện sĩ Trần Đại Nghĩa được tuyên dương Anh hùng lao động, giáo sư Tạ Quang Bửu nói : “ Người có công lao lớn nhất trong việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các loại vũ khí có hỏa lực mạnh là anh Trần Đại Nghĩa . Anh rất xứng đáng là người trí thức Việt Nam đầu tiên được nhận vinh dự cao quý đó ”. Còn giáo sư-viện sĩ Trần Đại Nghĩa lại nói : “ Đúng là trong một số việc cụ thể, tôi trực tiếp làm nhiều hơn anh Bửu, nhưng sở dĩ tôi có thể làm được những công việc ấy là nhờ luôn được anh Bửu chỉ dẫn, giúp đỡ và cộng tác ”.
Điều này giúp chúng ta hiểu vì sao tháng 08/1948, giáo sư Tạ Quang Bửu đề nghị Bác Hồ và Trung ương cử Đại Tướng  Võ Nguyên giáp làm Bộ Trưởng Quốc Phòng, còn giáo sư Tạ Quang Bửu làm thứ phụ trách công tác khoa học, kỹ thuật quân sự, chỉ đạo sâu các cục quân giới, quân y, quân nhu, quân pháp, công binh …Uy tín của giáo sư rất cao; cụ thể tháng 07/1947 được kết nạp vào đảng, nhưng ngay trong thời gian dự bị, giáo sư được bổ sung vào tổng quân ủy .
6tqb
Tại Hội nghị Giơ – ne – vơ  ngày 20/7/1954, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu (người ngồi bên phải) đại diện phía Việt Nam ký hiệp định với Pháp.
Tại hội nghị Geneve( Thụy sĩ ) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương ,GS Tạ Quang Bửu thay mặt Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ký văn bản Quân Sự của hội nghị ngày 20/07/1954 . Bên lề hội nghị, một số chính khách nói về Tạ Quang Bửu : “ Một nhà thông thái của Việt Nam !”.
Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được ký kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là:
Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Lào và Campuchia
Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị (không có chữ ký nhưng không có tuyên bố phản đối của các bên tham gia Hội nghị đồng nghĩa với việc Bản Tuyên bố cuối cùng được các bên chấp thuận)
Ngoài ra còn những tuyên bố riêng và những văn kiện ngoại giao riêng giữa các nước tham gia như:
Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7 của Mỹ tại Hội nghị Genève
Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21 tháng 7, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận.
Các công hàm trao đổi giữa Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Pháp Pierre Mendès-France.
   7tqb
     Năm 1956, GS Tạ Quang Bửu (áo trắng, ngồi giữa) làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Hòa bình lập lại, Miền Bắc bắt tay xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, lĩnh vực công tác chính của Giáo Sư chuyển dần sang lãnh đạo và quản lý các hoạt động khoa học kỹ thuật và giáo dục . GS Tạ Quang Bửu vẫn tiếp tục giữ cương vị Thứ Trưởng Quốc Phòng kiêm Hiệu Trưởng trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội từ năm học đầu tiên ( 1956-1957 ). Sau đó, được Đảng và Nhà Nước cử ông làm Phó Chủ Nhiệm Kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước,     là vị Giáo Sư Bộ Trưởng Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đầu tiên (1965-1976), Đại Biểu Quốc Hội liên tục từ khóa I cho đến khóa VI, nguyên Phó Chủ Tịch Uỷ ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Xô .

CÂY CẦU NỐI KHOA HỌC THẾ GIỚI VỚI VIỆT NAM

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người gọi GS Tạ Quang Bửu là : “ cây cầu nối khoa học thế giới với việt nam ! ”, những cuốn sách ông viết như : “ Sống , Về các cấu trúc Bourbaki, Nguyên tử, Hạt nhân,Vũ trụ tuyến …” đã giúp nhiều nhà khoa học của ta tiếp cận được tương đối luận, Lý thuyết mật mã di truyền ,Toán học lý thuyết cũng như Khoa học vũ trụ . Giáo Sư rất coi trọng việc đào tạo cơ bản nhằm tăng cường tiềm lực khoa học, củng cố gốc kiến thức cho vững. GS căn dặn cán bộ trong ngành phải trên cơ sở đó mới có thể tiếp nhận cái mới của thế giới, thích ứng với mọi đổi thay nhanh chóng của khoa học. Nhưng trong việc đào tạo Đại Học ở nước ta, nhất là trong thời chiến, không được phỏng dịch hoặc sao chép nguyên xi của nước ngoài. GS tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, tự đứng ra thuyết trình những vấn đề mới nhất về khoa học, nhất là toán học cho đông đảo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Đại học. Đó là những bài giảng rất uyên bác. GS nêu ý tưởng, đề tài nghiên cứu cùng và khuyến khích các nhà nghiên cứu cùng cộng tác để có những công trình nghiê cứu khoa học có giá trị. GS Nguyễn Xiển, một người thầy dạy Toán kỳ cựu đã từng nói tại Hội Nghị văn hóa toàn quốc năm 1948 ở Việt Bắc : “ Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm chắc chắn nước ta sẽ có hàng trăm nhà toán học tài năng không kém các nước ”. GS Tạ Quang Bửu còn sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, có thể đọc hiểu tiếng Nga, Hán, Hy Lạp Cổ, Latinh. Nhà Ngôn Ngữ học xuất chúng người Mỹ N Chômxiki sang Việt Nam giảng về ngôn ngữ Toán học, đề tài khó đến nỗi cả mấy phiên dịch đành chịu thua. GS Tạ Quang Bửu đã lên dịch ngay lập tức khiến mọi người đều kinh ngạc .
8tqb
GS Tạ Quang Bửu (hàng đầu, ngoài cùng bên phải) là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp từ năm 1965-1976
GS Tạ Quang Bửu còn đóng vai trò rất lớn trực tiếp chỉ đạo các trường Đại Học và Viện nghiên cứu đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ.  Đó là ứng dụng rà phá bom mìn địch phong tỏa ở vịnh Bắc Bộ; thiết kế thi công cầu treo bằng dây cáp để bảo đảm Giao thông; giải pháp Kỹ thuật để đài tiếng nói Việt Nam vẫn phát sóng mặc dù địch liên tục oanh tạc…

NHÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÓ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

GS Tạ Quang Bửu rất coi trọng việc gắn kết giữa quá trình đào tạo với thực tiễn lao động sản xuất . Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đã cử hàng nghìn lượt Cán bộ giảng dạy đi thực tế phục vụ sản xuất và chiến đấu theo ngành nghề như các trường Đại Học Xây Dựng, Đại Học Giao Thông Vận Tải kết hợp với Bộ Đội Công Binh tham gia thiết kế, thi công đường sá, cầu hầm phà, xây dựng đường Hồ Chí Minh. Trường Đại Học Bách Khoa thực hiện thành công dự án phá thủy lôi bằng từ trường do ông trực tiếp chỉ đạo và đã được nhà nước tặng thưởng Huân Chương Quân Công .
9tqb
GS Tạ Quang Bửu kêu gọi Việt kiều về xây dựng đất nước và giữ mối quan hệ tốt với các nhà khoa học lớn trên thế giới để giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận với kiến thức mới, hiện đại
10tqb
Gia đình GS Tạ Quang Bửu. Năm 1942 ông cưới bà Hoàng Kim Oanh, con gái Huynh trưởng Bắc kỳ Hoàng Đạo Thuý. Hai ông bà sinh được 6 người con.
Ông chủ trương giáo dục phải đi trước để chuẩn bị điều kiện cho sự phát triển Kinh tế-Xã hội ngay trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, dưới sự chỉ đạo của ông, Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp đã gửi hàng nghìn nghiên cứu sinh, lưu học sinh, thực tập sinh du học ở các nước xã hội chủ nghĩa . việc hoạch định chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước đã được chuẩn bị chu đáo.  Năm 1971 theo yêu cầu của Hội Đồng Chính Phủ Và Ban Khoa Giáo Trung Ương, GS Tạ Quang Bửu đã tổ chức thi tuyển và hàng năm cử 4000-5000 lưu học sinh và 500-600 nghiên cứu sinh ra nước ngoài học tập. Rất nhiều nhà khoa học ưu tú và cán bộ Lãnh Đạo cao cấp của các cơ quan Đảng và Nhà Nước đã mở đầu con đường Khoa Học và cống hiến từ những kỳ thi tuyển nhân tài hết sức đặc biệt này; với việc đặt ra chế độ thi cử công bằng, hợp lý, đề cao thực lực, nhiều con em của những gia đình cán bộ viên chức bình thường và những gia đình nghèo vẫn có cớ hội đi học nước ngoài .Cũng trong thời gian GS làm Bộ Trưởng Bộ Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp lần đầu tiên nước ta tổ chức kỳ thi tuyển vào Đại Học và đã đạt được những thành công hết sức to lớn. Tầm nhìn xa trông rộng của GS đã tạo cho đất nước có nhiều tiềm lực Khoa học-Kỹ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng trước mắt và lâu dài. Do vậy khi chiến tranh kết thúc, nước nhà đã có một lực lượng Cán Bộ Khoa Học Kỹ Thuật, Cán Bộ Quản Lý đủ sức đảm đương nhiệm vụ xây dựng đất nước. Nhiều Cán Bộ được đào tạo trong thời gian đó hiện đang giữ vai trò nòng cốt trên các mặt Giáo dục, Khoa học và Quản lý kinh tế-xã hội .
11tqb
                           Ít ai biết GS Tạ Quang Bửu còn là Chủ tịch Hội Điền kinh Việt Nam
Là nhà khoa học lớn, GS đã để lại nhiều công trình, tác phẩm có giá trị như : Thống kê thường thức, Vật lý cương yếu, Nguyên tử-Hạt nhân-Vũ trụ tuyến, Sống, Đại số các toán tử, Các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống, Viết thêm về các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống, Hạt cơ bản… Với những cống hiến cho cách mạng, GS đã được đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất, các Huân Chương Kháng Chiến Hạng Nhất …và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và công nghệ với  “ Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, Kỹ thuật hiện đại, chỉ đạo các nhiệm vụ Kỹ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước  ”.
12tqb
                       Vừa làm quản lý, GS Tạ Quang Bửu vẫn say sưa nghiên cứu và giảng dạy.
13tqb
Cuối năm 1976, ông thôi cương vị Bộ trưởng và làm hết nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khoá VI mà ông đã tham gia liên tục từ Khoá I. Về nghỉ, ngoài việc tổ chức các nhà khoa học đi giúp cơ sở, ông có điều kiện chăm lo gia đình. Ông cũng vẫn say sưa nghiên cứu khoa học.
Do tuổi cao sức yếu, GS Tạ Quang Bửu từ trần  ngày 21-08-1986 tại Bệnh Viện Hữu nghị Việt-Xô, thọ 76 tuổi . Cả nước đau buồn, tiếc thương trước mất mát to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Một đảng viên, một chiến sĩ cộng sản ưu tú. Một nhà trí thức cách mạng uyên bác. Một nhà khoa học và giáo dục xuất sắc đầy trí tuệ. Một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học và lao động vì Tổ quốc, một lối sống giản dị, khiêm tốn, cần, kiệm, liêm,  chính, dĩ công vi thượng .

TRI ÂN NHÀ KHOA HỌC THIÊN TÀI – LÊ QUÝ ĐÔN THỜI ĐẠI HCM

Cố GS Tạ Quang Bửu là một trong những người đặt nền móng trong việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực khoa học cơ bản ở Việt Nam, đồng thời đặt nhiều tâm huyết trong bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN của đất nước. Năm 2012, tạp chí Tia Sáng đề xuất với lãnh đạo Bộ KH&CN phương án tổ chức Giải thưởng mang tên GS Tạ Quang Bửu cho các nhà nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, là tác giả của các công trình xuất sắc đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín. Dự thảo ban đầu đề xuất xét thưởng cho 4 ngành (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học), sau đó có thể mở rộng sang một số chuyên ngành khác. Giải thưởng dự kiến được trao cho các cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu đang làm việc ở cả trong và ngoài nước, có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc trong các môn khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, với chức năng tài trợ nghiên cứu cơ bản được giao phối hợp với các đơn vị trong Bộ KH&CN chuẩn bị quy chế và tổ chức triển khai Giải thưởng.
Theo Quy chế Giải thưởng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tháng 8/2013, mỗi năm, Giải thưởng được trao tặng tối đa cho ba nhà khoa học là tác giả công trình khoa học xuất sắc và một nhà khoa học trẻ. Các giải thưởng được xem xét, trao tặng cho các nhà khoa học thực hiện công trình nghiên cứu tại Việt Nam thuộc tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Các hồ sơ tham dự Giải thưởng được đánh giá thông qua các Hội đồng khoa học chuyên ngành của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia và Hội đồng Giải thưởng bao gồm các Chủ tịch Hội đồng khoa học chuyên ngành, một nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và một nhà khoa học nước ngoài ở Việt Nam. Thành phần các Hội đồng đánh giá về cơ bản được giữ nguyên trong các năm qua. Quy chế Giải thưởng hướng tới chất lượng, hội nhập trong nghiên cứu khoa học, đảm bảo thủ tục đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng đơn giản, quá trình xem xét, đánh giá hồ sơ khách quan, chính xác.
Tháng 10/2013, thông báo mời nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu lần đầu tiên được công bố rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN và Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia, đồng thời được gửi tới các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước nhằm giới thiệu về Giải thưởng. Sau 7 năm triển khai, Giải thưởng Tạ Quang Bửu đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng khoa học Việt Nam.
Tính đến hết năm 2020, Giải thưởng Tạ Quang Bửu là Giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có vai trò chính trong các công trình khoa học xuất sắc, được thực hiện tại Việt Nam, công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng được triển khai từ năm 2013, trong 7 năm vừa qua đã tiếp nhận hơn 360 hồ sơ đăng ký tham dự, trao tặng 16 Giải thưởng chính và 4 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.
14tqb
                   Giải thưởng Tạ Quang Bửu được trao hàng năm vào ngày 18 tháng 5
15tqb
Giải thưởng được trao cho tác giả của các công trình khoa học xuất sắc được thực hiện tại Việt Nam và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Giải thưởng góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản nói riêng và khoa học công nghệ Việt Nam nói chung tiếp cận trình độ quốc tế, tạo tiền đề cho khoa học và công nghệ của đất nước hội nhập và phát triển.
Quy chế Giải thưởng được ban hành theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN ngày 12/01/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Giải thưởng được xét tặng cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, bao gồm Khoa học tự nhiên (Toán học, Khoa học máy tính và thông tin; Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất và môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác), Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học y dược và Khoa học nông nghiệp. Cơ cấu Giải thưởng bao gồm không quá ba Giải thưởng chính và một Giải thưởng cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) là tác giả của công trình khoa học xuất sắc.
Có lẽ đó cũng là một cách để chúng ta cùng nhau thực hiện và suy ngẫm về lời dặn của cố Giáo sư Tạ Quang Bửu – một hiền tài của đất nước: “ Điều cốt yếu không phải sống là gì, mà điều cốt yếu nhất là làm gì trong lúc sống ‘’

THAY LỜI KẾT

16tqb
17tqb
Ông Tạ Văn Khá, ông Tạ Duy Bình PCT. HĐHTVN, ông Tạ Ngọc Nam UV.BLSHTVN và ông Tạ Văn Bắc thắp hương cố GS Tạ Quang Bửu tại Nghĩa Trang Mai Dịch-Hà Nội ngày 28/01/2021
Là thế hệ hậu sinh, chúng ta-những người con họ Tạ không khỏi tự hào, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc trước những cống hiến, hy sinh lớn lao…của cố GS Tạ Quang Bửu. Đồng thời bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn các thế hệ tiền bối là các nhà lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục, các nhà giáo, các nhà khoa học lớn của đất nước. Bài học về nhân cách sống, những quan điểm chỉ đạo, những giải pháp quản lý mang tính chiến lược của cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu trong các lĩnh vực Quốc phòng, Khoa học công nghệ, Giáo dục đào tạo là tài sản quý để các thế hệ sau tiếp tục học tập, xây dựng nền Giáo dục, Khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. Đây cũng là kết tinh xuyên suốt mấy nghìn năm của truyền thống dòng họ Tạ từ thời kỳ dựng nước và giữ nước như : Ngũ Vị Đại Vương ( 1712-1632 TCN), Tướng Tạ Thông, nữ Tướng Tạ Thị Tần, nữ Tướng Tạ Vĩnh Gia, nữ Tướng Tạ Thục Chinh ( 40-43 SCN ), Tạ Sùng Hy Đại Vương (923-968 SCN ), Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Tạ Đại Lang ( TK 14 )…
Tạ Ngọc Nam PCT.HĐHTVN– BLSHTVN sưu tầm và biên soạn 23/07/2021

Trả lời