TAM VỊ ĐẠI VƯƠNG THỜI TRƯNG VƯƠNG (40-43 SCN)

Vùng đất Bách Việt cổ trước khi nhà Hán chiếm
Vùng đất Bách Việt cổ trước khi nhà Tần xâm chiếm
Vua Lạc Long Quân dựng nước, thánh tổ dấy vận dựng nền, hơn hai nghìn năm vua Hùng nối ngôi, núi xanh muôn dặm, mở ra nền lầu vàng, điện ngọc, nước biếc một trang, dựng đạo vua thánh, chúa hiền, lấy việc giúp dân đỡ vật, thống lĩnh 15 bộ, ấy là một bộ phận của 100 bộ tộc Việt, tôn vua Kinh Dương làm thủy tổ. Trước sau dưới triều các vua Hùng có các thần núi, thần sông, thần hồ, thần biển thường hay xuất thế, đầu thai làm con cái các nhà từ thiện để khi trưởng thành cứu nước phù dân, nhà nào có phúc thì gặp.
Có thơ rằng:
“ Mở đầu Nam-Việt tự Kinh – Dương
Thống nhất sơn hà thập bát vương
Mười tám đời truyền nghìn vạn thủa
Ức năm thơm ngát lửa cùng hương “
Tượng đài vua Hùng
Tượng đài vua Hùng
Bản đồ nhà nước Văn Lang trước thế kỷ thứ 3 TCN
Bản đồ nhà nước Văn Lang trước thế kỷ thứ 3 TCN
Cuối triều đại Hùng Vương thứ 18, ý trời không tựa nữa, vua Hùng truyền ngôi cho Thục Phán An Dương Vương, Sau này bị Triệu Đà thôn tính, trả qua 50 năm bị Triệu Đà đô hộ, nước Nam thuộc về Trung Quốc từ đời Hán Vũ Đế đến hết đời Tây Hán, đầu đời Đông Hán, có đạo Hải Dương ( đời cổ gọi là Hồng Châu, tục gọi là Đinh Dậu ). Ở Trang Tình Xuyên, huyện Biên Minh, phủ Nam Sách, đời cổ gọi là Bình Khê, đời Lê gọi là huyện Tân Minh) có một người họ Tạ, tên là Thùy, ông cha được phong là quan lang con cháu được thế tập lấy bà Vũ Thị Lương là người ở Trang này, gia truyền thi lễ, truyền đời trâm anh, như tục ngữ nói: “ Lấy vợ chọn tông” là thế. Ông dạy học trò, lại sành nghề làm thuốc, ngày nào cũng đông người lấy thuốc nên tiêu dùng trong gia đình được đầy đủ.
Hai ông bà cùng phúc đức như nhau, việc thiện nhỏ cũng làm, tấc ác không hề phạm. Nửa điềm hại người không để ý, một ly lợi kỷ chẳng riêng lòng, người địa phương đều khen là nhà tích thiện, tất nhiên sau này được hưởng hạnh phúc dồi dào. Nhưng mà ông bà tuổi đã cao mà còn muộn đường con cái. Ông thường than rằng : “ Núi vàng, biển thóc khinh lông, cỏ, con hiếu, cháu hiền quí ngọc vàng”. Ngay ngày hôm ấy ông bà bỏ ra nhiều tiền của phát chẩn cho người nghèo cứu kẻ khổ, bèn đi khắp nơi chọn thầy địa lý chọn đất, tìm được một ngôi đất tốt ở làng Mỹ Huệ ( sau đổi thành Mỹ Lộc ), một ngôi đất cỏ ba long mạch tốt, thủy ở phương đông vào đoài ( bụng ), hai lần lưỡng hổ sinh ra ngọn nước chầu lại, tất nhiên là đất hưởng vinh hoa, ngay ngày hôm ấy, ông theo thầy địa lý mang mộ bà mẹ đi táng lên ngôi đất ấy. Được mấy tháng, đêm ấy bà Vũ Thị đêm nằm trong lòng đến cuối trống canh ba chợt chiêm bao thấy đức Phật Quan Âm cho bà Vũ Thị một bông hoa sen, bà giơ tay cầm lấy giật mình tỉnh dậy, từ khi ấy thì có mang. Được chín tháng mười ngày, sinh ra một bé gái ( Ngày rằm tháng giêng năm Tân Dậu ) thiên tư dĩnh dị, nhan sắc phương phi, ông rất nuông chiều, chăm nuôi rất cẩn thuận. Năm em bé lên ba tuổi, đặt tên là Huy Thân . Bà Vũ Thị nằm ở trong phòng, nằm đến canh ba, chợt nằm chiêm bao thấy hai cô Ngọc nữ tay cầm một cành hoa đào có hai bông hoa nở, đưa ra cho bà Vũ Thị. Bà bèn cầm lấy và chợt tỉnh dậy, sau khi ấy bà lại có mang. Sau chín tháng mười ngày, bà sinh hạ được hai cô gái xinh đẹp ( Ngày mùng tám tháng tư năm Quý Hợi ), thiên tư yểu điệu, diện mạo khôi ngôi. Ông rất yêu mến các con, nói : “ Được đất sinh ra người, trời cho nên phải quý, nên chăm chỉ nuôi dạy các con”. Khi hai con lên ba, đặt tên cho một người là Ả Ráng, một người là Đoan Dung. Năm cô Huy Thân lên mười hai em lên tám, ai nấy đều có phong tư yểu điệu, mắt phượng, mày ngài, môi hồng, má phấn, muôn điểm sóng thu, mười phần xuân sắc, ngay ngày hôm ấy ông cho cả ba chị em đều đến học cụ Đồ họ Lã. Học được ba năm, ba chị em đều có trí thông minh, học hành tiến bộ, xuất khẩu thành chương, có tài gồm văn vỏ, thông hiểu điều màu nhiệm của trời đất qua khoảng vũ trụ. Chị em từ tuổi mười tám trở về sau, cung trăng khóa kín, lá ngọc dương phong, duyên lành chưa gặp. Năm ấy, cả hai ông bà không ốm đau gì mà đều khuất núi cả.
Ba chị em tìm thầy địa lý chọn đất táng cho cha mẹ. Ngày tháng thấm thoắt như con thoi đưa, ba chị em mở cửa hàng buôn tơ lụa ở chợ làng Đông Minh để có cơ hội liên kết với các hào kiệt bốn phương, quy tụ anh tài mong chờ thời cơ nội dậy chống giặc ngoại xâm. Ba chị em đều là người có tài, sắc, có ý chọn lứa đôi là khách anh hùng. Từ khi ấy nhân dân địa phương đối với ba cô đều có ý kính nể, nhà có lắm gái anh hùng, cửa hàng buôn bán luôn đông khách hào kiệt khắp nơi đến chơi. Lúc bấy giờ, ở nước ta bị nhà  Hán đô hộ, do Thái thú Tô Định chỉ huy 10 vạn hùng binh, ba nghìn quân kị, chia làm 5 đạo, mang quân đến cõi xâm chiếm miền Trung Châu, nhân dân bị áp bức khổ sở, không ai cứu giúp. Nhưng trong lúc bấy giờ trong đám nam giới, chưa có ai đủ tài thao lược đứng ra xướng nghĩa, nữ tướng suất binh, thần linh giun giủi. Bà Trưng mật khấn Sơn Thần núi Tản Viên lại xây đàn đặt lễ cầu đảo bách thần ở cửa Hát Môn. Bà khấn rằng:
“ Trời sinh ra một người làm tông-chủ cho muôn vật trong trời đất, gắn liền với đời sống của nhân dân , quan hệ đến sự sinh sôi của cây cỏ, trải bao triều nước, vua chúa rất anh ninh, triều đình có thể thống, yêu nhân dân, lo nước nhà , đạo đức và văn hóa phát triển rộng khắp các nơi, thiên hạ hòa bình, nước nhà vô sự.”
Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:
Z4449653156294 Caefd0bc4c230a7f892637027e0ea76b
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kêu oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.
Mùa xuân năm 40 SCN, cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng Trắc ( là cháu gái của vua Hùng trước ) cùng em là Trưng Nhị nổ ra từ đất Mê Linh lời hiệu triệu của hai bà kêu gọi trăm họ cùng đứng lên đánh giặc đã vang về đất Tiên Minh. Ba chị em họ Tạ bí mật dẫn đội dân binh cùng về hội quân ở Hát Môn. Cả ba vị đều được Trưng nữ Vương phong tước công chúa thị tả hữu cùng bộ tham mưu bàn việc quân cơ đồng thời trực tiếp chỉ huy cho các cánh quân đánh giặc. Cuộc khởi  nghĩa của Hai Bà Trưng lãnh đạo đã thành công đất nước được giải phóng. Tô Định thua to bỏ chạy , quân ta chém được đại tướng và hơn hai nghìn quân giặc, 65 thành trì, ta khôi phục được hết bờ cõi nước Nam Việt. Các tướng bèn rước bà Trưng khải hoàn, tự xưng làm vua, đóng đô ở Mê Linh là quê hương của vua Bà, sử gọi là Trưng Nữ Vương. Vua sai mở tiệc lớn ăn mừng chiến công, phong quan tước cho các quan văn võ, chia làm nhiều đẳng cấp khác nhau, trong số đó có các tướng trai nhi Đô Dương và các tướng nữ như Lê Chân Công Chúa đều được phong là công chúa, các tướng trai thì được phong là tướng quân, hiệu úy… Triều Trưng được thiết lập khẳng định chủ quyền của đất Việt. Trưng Vương phong tước cho ba bà nữ tướng họ Tạ:
-Tạ Huy Thân: tước Chinh Thục Công Chúa
-Tạ Ả Ráng: tước Phương Viên Công Chúa
-Tạ Đoan Dung: tước Trang Thục Công Chúa
Ba bà được cử về vùng biển quê nhà, Huy Thân Công Chúa cùng hai bà em bèn làm lễ tạ vua và cáo tự vua để trở về quê nhà và thăm doanh trại cũ ở Trang Tình Xuyên, xây dựng đồn trại biên phòng, chiêu nạp dân phiên tán khai hoang, phục hóa, phát triển nghề nông, làm muối đánh bắt tôm cá, góp phần mở mang bờ cõi, lập phòng tuyến ngăn chặn giặc ngoại xâm, nạn cướp biển. Nhờ uy đức , tài năng của ba bà dân cư trong vùng thời đó được yên ổn làm ăn, trang ấp trù phú.
Ba bà truyền lệnh cho quân lính và nhân dân thiết lập một quân đồn ở chợ Đông Minh để đề phòng quân Đông Hán đến đánh úp. Phụ Lão và nhân dân Đông Minh sợ lắm, đem lễ vật đến chào xin làm gia thần, ba bà bằng lòng, bèn kén tráng đinh trong Trang được 10 người khỏe mạnh làm nội thủ gia thần. Các trang khu gần đấy như trang Mỹ Huệ, Thiên Minh, Xa Vỹ đều xin làm thần tử, ba bà nhận lời và truyền lệnh cho quân lính làm thịt trâu, bò, lợn , tế cáo trời, đất và bách thần, khao thưởng các tướng, xóm các bậc phụ lão và nhân dân trong vùng đều được dự tiệc. Ba bà bỏ ra nhiều tiền cứu người nghèo khổ, nuôi cụ già, từ ấy cửa nhà sang trọng, làng xóm được mùa, các thôn xóm làng mạc xin làm thần tử bà, được nhờ đức ba bà mà ngày thêm ấm no, sung sướng. Ba bà bèn biếu các phụ lão và làng xóm lân cận 30 nén vàng, mua nhiều ruộng màu cho nhân dân làm lấy thóc bán để sắm lễ trong các ngày tuần rằm ở đền miếu. Các cụ phụ lão và gia thần ở Trang Đông Minh xin: “ Nhờ uy đức của ba bà, nhân dân chúng tôi được an cư lạc nghiệp, sau này xin nơi đóng quân này lập đền thờ ba bà khi ba bà quy tiên”. Ba bà đều nhận lời và nói : “ Nhân dân bản trang có hậu tình với chúng tôi, chúng tôi rất cảm ơn. Nhân dân nên trọng di mệnh của chúng tôi, bảo nhau làm ăn chăm chỉ cần kiệm, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp việc khó khăn để cho ai đấy đều có của ăn của để, sống một cuộc đời no ấm, sau khi chúng tôi qua đời, chúng tôi sẽ phù hộ cho nhân dân đến muôn đời về sau “.
Trưng Nữ Vương ở ngôi vua được ba năm ( 40-43 SCN), nhà Đông Hán sai tướng Mã Viện là kẻ tài ba vào bậc nhất của nhà Đông Hán đã đem quân vào nước ta nhằm đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng; rửa nhục thua trận của Tô Định năm xưa. Thế là Trưng Nữ Vương bèn xuống chiếu triệu các tướng Nam, Nữ khắp toàn quốc, trong số đó có ba bà họ Tạ về cả Kinh Đô để họp hội nghị quân sự bàn mưu đánh giặc giữ nước khi thế giặc đang rất mạnh. Ba vị nữ tướng họ Tạ cùng các tướng của hai bà đã chiến đấu dũng cảm, nhưng thế giặc rất mạnh quân ta chống đỡ  không nổi, bà Trưng Vương cùng em gái là Trưng Nhị cưỡi ngựa chạy đến sông Hát Môn,  bị bao vây cô lập,..và cuối cùng tuẫn tiết để bảo vệ khí tiết của một quân vương tại dòng sông Hát Môn. Năm 43 SCN,  cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ba chị em họ Tạ tạm lui quân về quê nhà tiếp tục chống cự với giặc, vừa đến địa phận xã Mỹ Huệ, huyện Tiên Minh nơi gọi là xứ Mả Miếu, chợt trời đất biến chuyển, gió to thổi mạnh, có một đám mây hình như tấm lụa dài từ khoảng thiên không buông xuống trong xe, ba chị em phu nhân cùng bước theo mây mà đi, bỗng nhiên đều biến mất, thế là ba bà hóa cùng một ngày ( nhằm ngày mùng 4 tháng 10 năm 43 SCN). Một lát sau khi mây tan hết, trời lại quang tạnh, nơi này biến thành một ngôi mộ lớn, binh sĩ, nhân dân, gia thần kinh sợ lạ lùng, bèn trở lại trang Đông Minh lập miếu thờ ba vị nữ anh hùng cứu nước. Để tưởng nhớ công lao của các bà , dân trang trong vùng đã lập miếu thờ trên khu đất cao xứ Hà Lâu, thường xuyên hương khói phụng thờ.
Đến thời tiên Lê (980-1009 ) Lý Xoa Kỳ là một danh tướng nổi tiếng được vua Lê Đại Hành phong tước Điện tiền Đô chỉ huy xứ Đại tướng quân thống lĩnh ba quân đánh đuổi quân Tống ra khỏi bờ cõi nước ta. Lý Xoa Kỳ lĩnh mệnh Vua xây dựng lực lượng chuẩn bị thế trận đánh giặc.Ông trực tiếp dẫn một đạo quân tới đạo Hải Dương( tục gọi là Hồng Châu phủ, Nam Sách huyện, Tiên Miêng xã). Ở đấy thấy địa hình hiểm trở, ông cho lập đồn trại xây dựng thế trận đánh giặc. Vào ngày 26/8 âm, ông triệu các tướng lĩnh về miếu sở trang Đông Ninh để bàn việc quân. Đêm nằm nghỉ, khoảng độ cuối canh ba, ông thấy trong người bàng hoàng rồi đột nhiên có ba người đàn bà có thần sắc phong độ cùng từ miếu đi ra, tới chỗ tự xưng là ba chị em gái họ Tạ ở đây xưa đã giúp Hai bà Trưng đánh giặc khôi phục cơ đồ, cứu dân, độ thế. Nay được cả dân trang suy tôn làm thần lập miếu phụng thờ.
-Vị thứ nhất là: Trưng thần trinh thục công chúa
-Vị thứ hai là: Ả Chiêu Phương Viên công chúa
-Vị thứ ba là: Đoan Dung Thục diệu công chúa
Cả ba vị đều nói thời vận trời đất thấy tướng quân họ Lý mới biết đã được thần linh báo mộng trợ giúp. Sau khi dẹp yên quân giặc. Lý Xoa Kỳ tâu với vua rằng: ‘ Kẻ hạ thần đánh đuổi được giặc cũng là nhờ ba vị thần linh ứng trợ mà lên. Vua chiếu phong tước cho các vị đó ( gia phong).
-Một vị tước phong: Trưng thần chinh thục hiển linh công chúa
-Một vị tước phong Ả Chiêu Phương Viên hiển linh công chúa
-Một vị tước phong Đoan Dung Thục Diệu hiển linh công chúa
Lại tặng phong Mỹ Tự Chung cho ba vị trên là: Diệu Quang, Thê Tĩnh, Thuận Hòa, Chinh Thục phu nhân tôn thần. Ban sắc chỉ cho trang Đông Ninh sửa sang miếu điện, thờ cúng trong cả nước, đời đời tế lễ dâng trang đã lập phụng thờ để ghi nhớ công lao của ba bà với đôi câu đối còn lưu truyền đến ngày nay.
Di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh của Tp.Hải Phòng
Di tích lịch sử xếp hạng cấp tỉnh do UBND,Tp Hải Phòng cấp ngày 26/04/2006
Từ trước năm 1938, làng xã Đông Ninh còn giữ được 8 đạo sắc phong thuộc các đời vua:
-Lê Chiêu Thống (1787)
-Tự Đức 3 và 33 : (1850 và 1880)
-Đồng Khánh năm thứ 2 (1887)
-Khải Định năm thứ 9 (1924)
Z4446681427536 4667f4022a7b2cc33207e3b508c246d4
Z4446681549269 C4d0c608c56a79383dc57d31c2d32b0b
Z4446681732542 B7121d5c7074acc6b034b1abe83decb0
  Z4446682048507 354226c1cbd0bbcfa9b6951b4640cbae
 Z4446682457118 7857bba0e18e7301604ca62e8a0dbb0d
Z4446682180589 83b203c2a03e1c470693eb64f87f9b3b
Ba bà nữ tướng họ Tạ cùng tham gia cuộc  khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại về sự thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức tự chủ giang sơn bờ cõi, là dịp ôn lại trang sử hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc, đồng thời, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với các bậc tiền nhân, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc trường tồn. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng làm chấn động cả cõi trời Nam và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lịch sử này cũng đã khắc dấu son đầu tiên, khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ Việt trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, làm vẻ vang, rạng danh non sông đất nước.
Z4448815780818 852adf8e9a37e12339cc0705811ac81d
 Z4446684320602 56c180f9fe791acef9da38f1f3c02f5b
Z4446684322923 4eb9396764e29e553677e2afa6a85bb8
Z4446684323613 Fbf9a8ed615122daa35b23ce1c10f9c2
Từ trong ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa ấy đã tỏa ra chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã quyết tâm đứng lên, đoàn kết một lòng làm chủ đất nước và số phận của mình thì không một sức mạnh cường bạo nào có thể tiêu diệt được. Ba nữ tướng họ Tạ  và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi để lại cho chúng ta một sự nghiệp vĩ đại và một di sản tinh thần vô giá. Đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đặc biệt là phát huy sức mạnh, trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ. Chúng ta tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ họ Tạ nói riêng đó là nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của Ba nữ Tướng họ Tạ , đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Hai câu đối đã chứng minh điều đó:
” Vạn cổ thanh danh trường bất tử
Thiên thu hương quả vĩnh lưu phương”

Trả lời